|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Việt Nam sắp có ngân hàng lớn đầu tiên đạt chuẩn Basel 2

11:18 | 26/06/2018
Chia sẻ
Theo tiến độ dự kiến, vào tháng 7/2018, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ bắt đầu áp dụng các tiêu chuẩn Basel 2 một cách toàn diện.
viet nam sap co ngan hang lon dau tien dat chuan basel 2 Basel II đi đến đoạn đường nào?
viet nam sap co ngan hang lon dau tien dat chuan basel 2 Ồ ạt tuyển nhân sự cho Basel II
viet nam sap co ngan hang lon dau tien dat chuan basel 2

Dự kiến Vietcombank sẽ là ngân hàng lớn đầu tiên của Việt Nam thực hiện hành công, sớm trước hơn hai năm so với mục tiêu lộ trình trong đề án tái cơ cấu của Chính phủ - Ảnh: Quang Phúc.

Hiệp ước Basel 2 là chuẩn mực quốc tế mà hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đang hướng đến thí điểm từng bước áp dụng, nhằm củng cố an toàn và hiệu quả hoạt động.

Ba năm trước, Ngân hàng Nhà nước từng lựa chọn 10 ngân hàng thương mại đầu tiên để lên kế hoạch thí điểm thực hiện. Tuy nhiên, đến nay chưa có thành viên nào trong nhóm này công bố triển khai xong.

Trong năm 2017, lần đầu tiên hệ thống có thành viên tuyên bố đã áp dụng đầy đủ và toàn diện Basel 2 là Ngân hàng Phương Đông (OCB). Với những thành viên lớn, đặc biệt ở khối ngân hàng thương mại mà Nhà nước đang nắm sở hữu chi phối, đang chiếm phần lớn thị phần, chưa có trường hợp nào thực hiện được.

Theo đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam giai đoạn 2, mục tiêu xác định đến năm 2020 sẽ có những thành viên đạt được chuẩn mực này.

Trao đổi với VnEconomy mới đây, lãnh đạo Vietcombank cho biết đang ráo riết thực hiện những bước cuối cùng để tiến tới thực hiện áp dụng các chuẩn mực Basel 2 một cách toàn diện và đầy đủ trong tháng 7/2018.

Theo đó, dự kiến đây sẽ là ngân hàng lớn đầu tiên của Việt Nam thực hiện hành công, sớm trước mục tiêu của đề án trên hơn hai năm.

Cụ thể, trong những năm gần đây, Vietcombank đã tập trung chuẩn bị, triển khai các đề án cụ thể để tiến tới áp dụng Basel 2, trong đó có tới 82 sáng kiến để hoàn thiện đến bước cuối cùng.

Đầu năm nay, Vietcombank cũng đã hoàn thành xây dựng mô hình lượng hóa xác suất vỡ nợ đối với rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel 2 và là ngân hàng tiên phong sẵn sàng cho việc áp dụng hiệp ước quốc tế này theo phương pháp nâng cao (IRB).

Trước nữa, từ cuối năm 2016, đây cũng là ngân hàng thương mại đầu tiên hoàn tất việc mua lại toàn bộ nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), để đưa bảng cân đối tài chính thực sự về "một sổ" - một bước quan trọng để thực hiện Basel 2.

Tuy nhiên, như đặc thù của khối ngân hàng thương mại có tỷ lệ sở hữu chi phối của Nhà nước, Vietcombank những năm qua gặp khó khăn nhất định trong các bước tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính, đặc biệt là để đáp ứng hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR).

Trước đây, ngân hàng này từng mất tới khoảng hai năm để cân đối đảm bảo tỷ lệ CAR theo tiêu chuẩn của Việt Nam, mà nguyên do chủ yếu cũng xuất phát từ mô hình sau cổ phần hóa gắn với yêu cầu tăng vốn, khi Nhà nước vẫn nắm tỷ lệ sở hữu chi phối và khó khăn trong bố trí ngân sách…

Lần này, để đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ CAR theo tiêu chuẩn Basel 2, Vietcombank đang có kế hoạch tăng vốn điều lệ qua phương án phát hành cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Kế hoạch này hiện vẫn đang được xúc tiến, trong đó có bước thực hiện thuê tư vấn định giá và cần thêm thời gian.

Theo lãnh đạo Vietcombank, trong trường hợp kế hoạch chào bán tăng vốn nói trên chậm do những yếu tố khách quan, ngân hàng có thể sẽ sử dụng phương án phát hành trái phiếu dài hạn để tăng vốn cấp 2, nâng cao hệ số CAR - hướng giải pháp đã thực hiện thành công trong hai năm qua.

Như vậy, trong cả hai hướng dự kiến, nếu đẩy nhanh và phát hành tăng vốn thành công, Vietcombank sẽ chủ động hơn trong định hướng sớm áp dụng thành công Basel 2, hoặc ở hướng phát hành trái phiếu nói trên để đảm bảo lộ trình dự kiến của mình. Cả hai hướng này đều nhằm đích hoàn thành sớm trước hơn hai năm so với mục tiêu đề ra tại đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đến 2020.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Đức

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.