|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Basel II đi đến đoạn đường nào?

08:35 | 31/05/2018
Chia sẻ
Những người theo dõi hoạt động ngân hàng có thể dễ dàng nhận thấy, hiện nay các hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) trong một TCTD đã có nhiều đổi mới theo hướng khoa học hơn...
basel ii di den doan duong nao Ồ ạt tuyển nhân sự cho Basel II
basel ii di den doan duong nao Vẫn chưa có ngân hàng Việt thí điểm nào hoàn thành Basel II, nhiều thách thức phía trước

Năm ngoái Chính phủ ban hành Nghị quyết 51/NQ-CP về thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, trong đó có nhắc lại đến 2020, các NHTM triển khai áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mức Basel II. Thực ra, bốn năm trước NHNN đã có công văn chỉ đạo 10 NHTM xây dựng các tiêu chí an toàn trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn quốc tế Basel II. Thời gian đó các hội thảo, diễn đàn... đều tập trung vào hướng dẫn, giải thích các tiêu chuẩn Basel II.Nền tảng Basel II

Không thể phủ nhận quyết định chọn 10 NHTM thí điểm năm đó đã mở ra nhiều cơ hội cho ngân hàng hoạt động. Nhiều ngân hàng bắt đầu hoạt động có tính tuân thủ hơn và Basel II như một đích đến của các ngân hàng khi nói về mình trước công chúng.

basel ii di den doan duong nao
Ảnh minh họa

Vietcombank một ngân hàng được chọn thí điểm Basel II, theo ông Phạm Quang Dũng, Tổng giám đốc Vietcombank, đến nay việc triển khai Basel II về cơ bản các tiêu chuẩn về chuẩn mức quản trị và các yêu cầu định tính Vietcombank đều đã đạt được. Chỉ có một nội dung quy mô vốn Vietcombank đạt được nhưng chưa bền vững, do muốn mở rộng quy mô vốn đầu tư cho nền kinh tế, tài trợ vốn cho DN phải có vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu thông thường được tạo lập từ nguồn lợi nhuận hàng năm của tổ chức đó, một phần từ nguồn vốn của cổ đông.

“Vietcombank một NHTMCP hiện có cổ đông lớn nhà nước đang chiếm 77% vốn, nếu nhà nước không đầu tư vốn hoặc có cơ chế tạo nguồn đầu tư vốn thì khả năng tăng trưởng về quy mô và mở rộng hoạt động là rất khó”, ông Dũng nói.

Vốn là trụ cột số 1 khi các NHTM thực hiện Basel II, Vietcombank năm 2017 có lợi nhuận tăng hơn 33,4% nhưng do áp lực ngân sách nên không thể giữ lại một phần tái đầu tư. Một số ngân hàng được chọn vào thí điểm Basel II như Sacombank lại đang phải thực hiện tái cơ cấu nên cũng rất khó khăn thực hiện tăng vốn, số khác lại đang thúc đẩy việc niêm yết trên sàn chứng khoán như Techcombank…

Theo một lãnh đạo Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, trong ba trụ cột: vốn (I), quản lý rủi ro (II), công bố thông tin (III) để thực hiện Basel II, mỗi ngân hàng có những khó khăn mà không thể san sẻ. Nếu những NHTM có vốn nhà nước chi phối khó tăng vốn trong khi tiêu chí này thì các NHTMCP lại có thể sắp xếp được. Trụ cột II, những ngân hàng lớn thường vướng phải những khoản vay và đầu tư giá trị lớn chưa chắc đã an toàn (theo tiêu chuẩn Basel II) hơn các ngân hàng quy mô nhỏ. Chưa kể các khoản phải thu của NHTM trong các yêu cầu tái cơ cấu nợ vay cho DN để ổn định kinh tế vĩ mô. Trụ cột III hầu hết các ngân hàng đều gặp phải.

Những người theo dõi hoạt động ngân hàng có thể dễ dàng nhận thấy, hiện nay các hệ số an toàn vốn tối thiểu (Car) trong một TCTD đã có nhiều đổi mới theo hướng khoa học hơn. Thay vì cách ước lượng trước kia là các ngân hàng cứ lấy cái khung vốn điều lệ và được phép huy động vốn “gấp 20 lần” số vốn điều lệ, thì nay theo giới chuyên môn cho rằng, với một nền kinh tế lệ thuộc vào vốn ngân hàng, chỉ cần lấy số dư nợ của một ngân hàng chia cho vốn điều lệ phải đảm bảo hệ số Car ở mức trên 8% sẽ đạt yêu cầu về quản lý rủi ro về định lượng.

Bên cạnh đó, tính toán tài sản có rủi ro (RWA) cũng chủ yếu xoay quanh tín dụng, vì các danh mục đầu tư tài chính của NHTM như: mua trái phiếu Chính phủ, phát hành và bảo lãnh trái phiếu DN, chứng khoán trong tổng cơ cấu danh mục tổng tài sản có rủi ro không nhiều. Hiện có đến 95% hoạt động của ngân hàng là cho vay, thậm chí nhiều ngân hàng nhỏ không bao giờ biết đến đầu tư trái phiếu Chính phủ là gì. Thế nên, đôi khi ngân hàng nhỏ ứng dụng các tiêu chí Basel II lại thuận lợi hơn so với các ngân hàng lớn do họ không bị vướng vào các khoản vay lớn.

Xem thêm

Đình Hải