Vẫn chưa có ngân hàng Việt thí điểm nào hoàn thành Basel II, nhiều thách thức phía trước
VietinBank triển khai Basel II đến đâu? | |
Vietcombank 'cán đích' Basel II theo phương thức nâng cao | |
Basel II và áp lực tăng gấp đôi vốn tự có của các 'ông lớn' ngân hàng nhà nước |
Thách thức lớn đối với việc triển khai Basel II
Trong một báo cáo mới đây Công ty Chứng khoán KIS Việt Nam nhận định, xu hướng phát hành tăng vốn điều lệ nhằm cải thiện hệ số CAR tại các ngân hàng diễn ra khá sôi động trong năm 2017. Dù vậy, chỉ một số ngân hàng tăng vốn thành công như VPBank, ACB và HDBank.
Số khác không tăng vốn được bởi chưa tìm được đối tác và room ngoại chạm ngưỡng quy định.
Đây là một trong những thách thức lớn đối với việc triển khai dự án Basel II của các ngân hàng. Bên cạnh đó, khối ngân hàng quốc dân gặp khó khăn trong việc cải thiện CAR do không thể tăng vốn điều lệ bởi room vốn cấp 2 đã đầy như VietinBank và BIDV. Dù vậy, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) tại các ngân hàng đã và đang tiệm cận ngưỡng quy định 9% (Basel I), tuy nhiên nhóm ngân hàng quốc dân chưa đáp ứng tiêu chuẩn 9%, KIS Việt Nam nhận định.
Chưa có ngân hàng thí điểm nào hoàn thành kế hoạch triển khai
Theo KIS, trong nhóm 10 ngân hàng thí điểm Basel II hiện vẫn chưa có ngân hàng nào hoàn thành kế hoạch. Trong khi đó, OCB là ngân hàng ngoài thí điểm vừa công bố đã hoàn thành việc triển khai đề án Basel II.
Tốc độ triển khai Basel II sẽ được đẩy mạnh cho đến năm 2019. Theo đó, quá trình tăng vốn của các ngân hàng sẽ đẩy mạnh từ 2018 trong bối cảnh thị trường chứng k hoán tăng trưởng mạnh mẽ. Kéo theo việc gia tăng mức độ pha loãng tại các ngân hàng quốc dân như Vietcombank, BIDV, VietinBank.
Theo KIS Việt Nam, thời gian tới các ngân hàng sẽ quyết liệt triển khai đề án tái cơ cấu hệ thống nhằm hướng tới triển khai Basel II. Trong đó, ngân hàng đang đẩy mạnh nâng cấp hệ thống quản trị và giám sát rủi ro. Hoạt động tăng vốn ráo riết bao gồm phát hành cho cổ đông chiến lược, phát hành ra công chúng, chia cổ tức bằng cổ phiếu, sáp nhập... nhằm đáp ứng giới hạn an toàn vốn 8% của Basel II và nhu cầu tăng trưởng tín dụng.
Tuy nhiên, các ngân hàng đã kín room ngoại như VietinBank, Eximbank hoặc hết room tăng vốn cấp 2 như BIDV sẽ chịu áp lực tăng vốn lớn nhất.
Ngoài ra, các tổ chức tín dụng sẽ tiếp tục giảm sở hữu chéo, thoái vốn ngoài ngành và xét xử các đại án ngân hàng. Điều này sẽ củng cố niềm tin và lành mạnh hóa hệ thống.
Nhà đầu tư nước ngoài tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém. Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét nới room ngoại ở các ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt, các ngân hàng “0 đồng”, từ đó khuyến khích các nguồn lực dồi dào về tài chính và kinh nghiệm quản lý nước ngoài.
Cũng theo báo cáo của KIS Việt Nam ghi nhận, luật Tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ 15/1/2018 đưa ra trình tự NHNN xử lý các ngân hàng yếu kém từ can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tái cơ cấu đến cho phá sản. Thông qua đó, sẽ đẩy nhanh tiến trì
n toàn vốn tối thiểu CAR từ 9% xuống 8% và cách tính CAR cũng sẽ định hướng hoạt động của các ngân hàng vào các phân khúc ít rủi ro.