|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Việt Nam bắt đầu thời kỳ cải cách ngành ngân hàng, xuất phát điểm với TPBank

13:44 | 06/04/2018
Chia sẻ
Chính phủ Việt Nam có thể sẽ linh động trong việc hỗ trợ các ngân hàng yếu thế để tái cơ cấu và niêm yết đúng thời điểm, mang lại lợi ích cho cả nhà nước và cổ đông. Trong số 31 tổ chức tín dụng Chính phủ yêu cầu, có 17 ngân hàng, gồm TPBank sẽ nằm trong lộ trình niêm yết.
 
viet nam bat dau thoi ky cai cach nganh ngan hang xuat phat diem voi tpbank Sau lên sàn, TPBank còn những tham vọng gì?
viet nam bat dau thoi ky cai cach nganh ngan hang xuat phat diem voi tpbank Trái ngọt TPBank sau tái cơ cấu
viet nam bat dau thoi ky cai cach nganh ngan hang xuat phat diem voi tpbank Sóng ngân hàng niêm yết năm 2018 hấp dẫn ra sao?
viet nam bat dau thoi ky cai cach nganh ngan hang xuat phat diem voi tpbank Dậy sóng trong 2017, cổ phiếu ngân hàng chờ đợi hàng loạt tân binh 2018

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiền Phong (TPBank - Mã: TPB), sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán chính của Việt Nam vào ngày 19/4, đây là ngân hàng ngân hàng thứ hai trong số 10 ngân hàng trong nước dự kiến niêm yết vào năm 2018, sau HDBank.

Trong số 31 tổ chức tín dụng Chính phủ yêu cầu, có 17 ngân hàng, gồm TPBank sẽ nằm trong lộ trình niêm yết. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các nhà băng phải đáp ứng quy định về vốn theo tiêu chuẩn Basel II vào cuối năm 2020.

TPBank sẽ niêm yết 555 triệu cổ phiếu trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) với mức giá khởi điểm là 32.000 đồng (tương đương 1,40 USD). TPBank cũng đã nâng giới hạn sở hữu nước ngoài lên 30% vốn điều lệ trước khi chào bán.

Năm nay, Chính phủ có kế hoạch niêm yết và bán vốn 9 ngân hàng, trong đó có Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) hay Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank). Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là 13 ngân hàng niêm yết cổ phần của mình sau một năm cổ phần hóa trong nỗ lực hiện đại hóa nền kinh tế.

Trong khi đó, các ngân hàng đã lên UPCoM như Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank - Mã: LPB) và Kiên Long (Kienlongbank - Mã: KLB) đang tìm kiếm các đối tác nước ngoài đế bán cổ phần.

viet nam bat dau thoi ky cai cach nganh ngan hang xuat phat diem voi tpbank

Tờ Nikkei viết rằng, Chính phủ đã đưa ra thời hạn năm 2016 cho các ngân hàng thực hiện đại chúng hóa. Nhưng ít nhà băng đạt được mục tiêu này, bởi môi trường đầu tư chưa có nhiều thuận lợi và những vấn đề tái cơ cấu. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua những thay đổi lớn và xử lý các khoản nợ xấu kể từ năm 2012, giảm số lượng tổ chức tín dụng xuống còn 31 từ hơn 40.

Các biện pháp mới nhất để tái cơ cấu tổ chức tín dụng, có hiệu lực vào ngày 15/1, bao gồm đưa ra quy trình phá sản, đánh dấu lần đầu tiên Việt Nam cho phép thực hiện việc này trong ngành.

Năm 2016, NHNN kêu gọi các ngân hàng đáp ứng các tiêu chuẩn Basel II vào tháng 1/2020. Tỷ lệ vốn tối thiểu cho các ngân hàng thương mại theo chuẩn mực kế toán của Việt Nam hiện nay là hơn 9%, thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực đã áp dụng Basel II và Basel III nghiêm ngặt hơn.

Khoảng cách này khiến các ngân hàng Việt Nam phải nhanh chóng tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn cần thiết.

Các nhà quan sát thị trường cho biết, 17 ngân hàng còn lại sẽ gặp khó trong việc thu hút các nhà đầu tư bởi hầu hết là ngân hàng nhỏ hoặc trung bình, có cơ cấu vốn yếu so với 14 ngân hàng đã hoàn thành bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược.

Các tổ chức lớn hơn bao gồm Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID), Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank - Mã: MBB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank - Mã: VPB). Do các ngân hàng chậm trễ phải xử lý các khoản cho vay không hiệu quả nên cần khai thác thị trường vốn hoặc tìm đối tác chiến lược để tăng vốn.

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vẫn đang tìm kiếm đối tác mua trực tiếp cổ phần Maritime Bank, sau khi hủy bỏ các cuộc đấu giá công trong tháng 10/2016 và tháng 3/2018 vì thiếu nhà thầu. Mặt khác, UBND TP HCM cũng đang dự kiến bán 65% cồ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SGB), trong khiNgân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PG Bank) đang chuẩn bị họp đại hội bất thường đề bàn chuyện sáp nhập với một ngân hàng khác sau khi thực hiện kế hoạch tái cơ cấu.

Chính phủ cũng đang đàm phán với các đối tác tiềm năng để bán cổ phần lớn tại ba ngân hàng “0 đồng”, trong đó có Ngân hàng TM TNHH MTV Đại dương (OceanBank).

Nikkei dẫn lời chuyên gia ngân hàng Cấn Văn Lực cho biết, sẽ không dễ cho tất cả 31 bên tổ chức tín dụng đáp ứng được thời hạn niêm yết, nhưng với các chính sách của nhà nước và những lợi ích của việc đại chúng hóa, đang khuyến khích nhiều ngân hàng chưa niêm yết đẩy nhanh tiến độ trước năm 2020.

Chính phủ Việt Nam cũng đang tìm kiếm nhiều nguồn tài chính để phát triển cơ sở hạ tầng và tăng trưởng kinh tế. Việt Nam xem thị trường chứng khoán là một kênh hiệu quả để huy động nguồn vốn và cải thiện tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp.

Chính phủ có thể sẽ linh động trong việc hỗ trợ các ngân hàng yếu thế để tái cơ cấu và niêm yết đúng thời điểm, mang lại lợi ích cho cả nhà nước và cổ đông.

Tiến Vũ