|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống có thể lên đến 8,86%

12:25 | 30/03/2017
Chia sẻ
Theo Ngân hàng Nhà nước, nếu tính cả khoản nợ xấu do VAMC quản lý, nợ xấu nội bảng và nợ tiềm ẩn thì tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống có khả năng lên đến 8,86%.
ty le no xau toan he thong co the len den 886
Xử lý nợ xấu là vấn đề quan trọng mục tiêu trong giai đoạn 2016 - 2020 (Ảnh minh họa).

Trong dự thảo lần 1 liên quan đến Luật hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra nhiều tồn tại, hạn chế về hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD).

Cụ thể, hiệu quả kinh doanh của các TCTD chưa cao do hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn, áp lực xử lý nợ xấu, chi phí dự phòng rủi ro lớn.

Mặc dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã được kiểm soát ở mức dưới 3% nhưng nếu tính cả khoản do VAMC quản lý, nợ xấu nội bảng và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu thì tỷ lệ nợ xấu có khả năng lên đến 8,86%.

NHNN cũng đánh giá việc xử lý nợ xấu đã có kết quả bước đầu khả quan nhưng pháp luật về xử lý nợ xấu cũng như xử lý tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập, thiếu cơ chế đặc thù cho VAMC hoạt động. Tổng kết một số kết quả đáng chú ý trong vấn đề xử lý nợ xấu từ năm 2011 đến nay, NHNN cũng đã có những thành công nhất định.

Thứ nhất, các TCTD yếu kém được nhận diện và được cơ cấu lại, không để xảy ra đổ vỡ TCTD ngoài tầm kiểm soát, đảm bảo giữ vững sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD, tài sản của Nhà nước, nhân dân được bảo đảm an toàn.

Thứ hai, hoạt động sáp nhập, hợp nhất diễn ra trên cơ sở tự nguyện, chủ yếu sử dụng các nguồn lực của xã hội và không sử dụng trực tiếp tiền của ngân sách nhà nước. Số lượng TCTD đã giảm được khoảng 22 tổ chức.

Thứ ba, sở hữu chéo, đầu tư chéo được xử lý một bước; tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn thao túng ngân hàng được xử lý một bước cơ bản.

Thứ tư, các TCTD đã tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu, đặc biệt là nỗ lực tự xử lý nợ xấu. Tính đến 31/12/2015, các TCTD đã xử lý được 493,09 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Đến thời điểm 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 2,46%.

Bên cạnh đó, NHNN cũng nhận diện một số nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập và hạn chế còn tồn tại trong việc cơ cấu tại hệ thống TCTD là do khuôn khổ pháp lý cơ chế chính sách về xử lý TCTD yếu kém và xử lý nợ xấu còn chưa hoàn thiện.

Cụ thể là thẩm quyền của NHNN khi xử lý các TCTD yếu kèm còn chưa đầy đủ, tiến trình phục hồi và cơ cấu lại các TCTD còn khó khăn do chưa có giải pháp hỗ trợ phù hợp với đặc thù của từng TCTD. Cùng với đó, quy luật của pháp luật về việc xử lý tài sản cụ thể về quyền thu giữ tài sản, quyền nhận tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất của VAMC, quyền xử lý tài sản là dự án bất động sản,...

Do vậy, NHNN cho rằng việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu theo hình thức ban hành Luật riêng về xử lý tổ chức tín dụng yếu kém và xử lý nợ xấu là giải pháp quan trọng và cần thiết phải thực hiện. Làm được điều này thì mới có được bước đột phá trong việc xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2016-2020.

ty le no xau toan he thong co the len den 886 Tương lai nào cho VAMC và nợ xấu?

Dự kiến, một “Tổ công tác liên ngành về xử lý nợ xấu” (tổ công tác) sẽ được thành lập nhằm hỗ trợ Công ty ...

ty le no xau toan he thong co the len den 886 Không nên trao cho VAMC quá nhiều quyền

Dự thảo nghị định quy định về thẩm định giá khởi điểm khoản nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu nếu ...

ty le no xau toan he thong co the len den 886 Tìm cơ chế đột phá xử lý nợ xấu

VAMC xác định trong giai đoạn 2016 – 2021 sẽ tập trung phân loại, xử lý nợ theo hướng gom nợ xấu lại rồi phân ...

ty le no xau toan he thong co the len den 886 VAMC "ôm" gần một nửa số nợ xấu được xử lý

Số nợ xấu đã được xử lý từ năm 2012-2015 khoảng 500.000 tỷ đồng, chủ yếu các tổ chức tín dụng (TCTD) tự xử lý ...

Diệp Bình