|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

VAMC \"ôm\" gần một nửa số nợ xấu được xử lý

15:46 | 06/03/2017
Chia sẻ
Số nợ xấu đã được xử lý từ năm 2012-2015 khoảng 500.000 tỷ đồng, chủ yếu các tổ chức tín dụng (TCTD) tự xử lý chiếm 55,4%, số còn lại là bán cho VAMC.  Đến cuối năm 2016, nợ còn phải xử lý tại VAMC khoảng 190.000 tỷ đồng.
nen hay khong nen ban no xau cho vamc
Bán nợ xấu cho VAMC, ngân hàng làm đẹp hơn các chỉ số tài chính nhưng chưa thực sự thoát khỏi nghĩa vụ từ khoản nợ.

Công ty quản lý tài sản Việt Nam (VAMC)

Theo nghị định 53/2013/NĐ-CP, VAMC là doanh nghiệp đặc thù, được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Vốn điều lệ ban đầu của VAMC là 500 tỷ đồng sau được nâng lên 2.000 tỷ đồng (theo nghị định số 34/2015/NĐ-CP).

Công ty được thực hiện các hoạt động như: mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng; thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm; cơ cấu lại khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phẩn của khách hàng vay...

Vì sao các ngân hàng phải bán nợ cho VAMC

Theo nghị định trên, tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu từ 3% trở lên hoặc một tỷ lệ nợ xấu khác do NHNN quy định không bán nợ xấu cho VAMC được NHNN xem xét, áp dụng các biện pháp sau: tiến hành thanh tra hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng thuê công ty kiểm toán hoặc tổ chức định giá độc lập đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó.

Do vậy, mục đích đầu tiên của các ngân hàng khi bán nợ xấu cho VAMC là xử lý nợ xấu. Những khoản nợ được cho là đủ điều kiện mua lại của VAMC sẽ được ra khỏi bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, giảm tỷ lệ nợ xấu và cải thiện tính thanh khoản.

Thứ hai, ngân hàng sẽ có thể tạm thời thế chấp trái phiếu của VAMC tại NHNN khi có nhu cầu huy động vốn. Như vậy, với những ngân hàng nợ xấu cao thì khi bán nợ cho VAMC họ có thể vay mượn tiền từ NHNN. Những ngân hàng mất khả năng thanh khoản trầm trọng do nợ xấu cao sẽ nhận được nguồn tiền để tiếp tục tồn tại. Mỗi năm họ chỉ phải trích lập dự phòng 20% nợ xấu trong vòng 5 năm thay vì phải trích lập dự phòng ngay lập tức.

Cách thức bán nợ cho VAMC

Các ngân hàng phải cân nhắc việc lựa chọn các khoản nợ cần phải bán cho VAMC theo đúng điều kiện của nghị định của chính phủ đưa ra. Đó thường là những khoản nợ khó thu hồi hoặc thời gian thu hồi dự kiến kéo dài.

Sau khi bán nợ cho VAMC, ngân hàng sẽ nhận lại một số trái phiếu nhất định do VAMC phát hành dựa trên giá trị thu mua khoản nợ bằng 100% giá trị sổ sách. Hàng năm các ngân hàng bán nợ sẽ phải trích lập dự phòng 20% cho trái phiếu, lãi suất trái phiếu là 0%/năm. Từ một món “nợ xấu” ngân hàng sẽ nhận lại được một khoản “trái phiếu VAMC”.

Lượng trái phiếu này có thời hạn là 5 năm và khi đến kỳ đáo hạn, giá trị của trái phiếu được mặc định về 0 đồng. Điều này có nghĩa là ngân hàng đã xử lý xong khoản nợ, đồng thời với việc trích lập dự phòng hết nợ, họ vẫn được ghi nhận tỷ lệ nợ xấu ở mức tốt.

Quá trình mua bán trên cũng không phải là hình thức mua đứt bán đoạn, việc theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ và xử lý tài sản bảo đảm sẽ được ủy quyền cho ngân hàng. Khi một khoản nợ được xử lý thì ngân hàng sẽ được hưởng 85% số tiền thu từ giải quyết nợ xấu, 15% còn lại thuộc về VAMC.

Như vậy, để đưa ra quyết định có bán lại nợ xấu cho VAMC hay không thì chính TCTD đó phải có một sự cân nhắc kỹ lưỡng bởi đây là một con dao hai lưỡi. Giải pháp này vừa có thể làm sạch báo cáo tài chính cũng vừa tạo áp lực trích lập dự phòng lớn đối với khoản nợ trên, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của tổ chức.

Hiện trạng xử lý nợ xấu qua VAMC của các ngân hàng

Theo báo cáo của Ủy ban giám sát Tài chính Quốc gia trong phiên họp Chính phủ tháng 2, số nợ xấu đã được xử lý từ năm 2012-2015 khoảng 500 nghìn tỷ đồng, chủ yếu các tổ chức tín dụng (TCTD) tự xử lý chiếm 55,4%, số còn lại là bán cho VAMC.

Theo NHNN, tính đến 31/12/2016, nợ còn phải xử lý tại VAMC khoảng 190.000 tỷ đồng; nợ tồn đọng tại khâu thi hành án tính đến 30/9/2016 là khoảng 58.998 tỷ đồng.

Việc xử lý nợ xấu trong thời gian vừa qua đã có chiều hướng tích cực với sự chủ động hơn của các TCTD trong việc tự xử lý nợ xấu, điển hình như Vietcombank đã nhận về hết nợ xấu đã bán cho VAMC và VietinBank đặt mục tiêu tương tự trong năm 2017.

Tuy nhiên, với sự phanh phui nhiều vụ án ngân hàng lớn gây thất thoát hàng loạt tại các TCTD thời gian vừa qua, lượng nợ xấu tăng lên khá cao là một thách thức không nhỏ đối với cả các TCTD cũng như VAMC trong việc đẩy nhanh, mạnh việc xử lý một cách dứt điểm hơn với số nợ xấu tồn đọng.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn không giảm được nhiều trong năm 2016 mặc dù các yếu tố vĩ mô như lạm phát, tỷ giá ổn định hỗ trợ tích cực.

Trong năm 2017, VAMC đặt mục tiêu xử lý 33 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu tại VAMC đang có chiều hướng tích cực với những bước đi cụ thể, rõ ràng hơn. Cụ thể là việc đề xuất xây dựng Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ xấu của NHNN trong đó có nêu một số cơ chế riêng cho VAMC và các NHTM trong quá trình xử lý nợ xấu. Bước đi trên sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý rõ ràng giúp cho quá trình xử lý nợ xấu sẽ được thuận lợi hơn, từ đó hỗ trợ mục tiêu ổn định lãi suất.

nen hay khong nen ban no xau cho vamc VAMC: Mục tiêu xử lý 33 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong năm 2017

Chủ tịch Hội đồng thành viên VAMC Nguyễn Tiến Đông cho biết, dự kiến trong năm 2017 VAMC mua khoảng 25.000 tỷ đồng nợ xấu ...

nen hay khong nen ban no xau cho vamc Động lực xử lý nợ xấu

Các chính sách của NHNN là nhằm giải quyết những điểm cốt tử nhất trong xử lý nợ xấu.

nen hay khong nen ban no xau cho vamc Ngân hàng Nhà nước đề xuất 9 bước xử lý TCTD yếu kém

Trong khuôn khổ xây dựng Luật hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước ...

nen hay khong nen ban no xau cho vamc Vietcombank, ngân hàng đầu tiên sạch nợ tại VAMC

Ngày 30/12/2016, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cơ bản tập hợp số liệu năm của toàn hệ thống. Số dư nợ xấu tại ...

Diệp Bình