Tuần 28/5-1/6: Xuống đáy đầu tuần, hồi phục mạnh mẽ cuối tuần
Giảm xuống đáy vào đầu tuần nhưng hồi phục mạnh mẽ vào cuối tuần
Tuần 28/5-1/6, VN-Index đạt 992,87 điểm, tăng 3,6% so với tuần trước. HNX-Index đạt 115,75 điểm, UPCoM-Index đạt 52,83 điểm cùng tăng 1,1% và 3,3%.
Mở đầu tuần này, VN-Index tiếp nối cuối tuần trước giảm hơn 32 điểm về mốc thấp nhất từ đầu năm (931,75 điểm). Số mã giảm trong phiên lên tới hơn 500 mã, thậm chí riêng nhóm VN30 có 10 mã giảm sàn như VJC, BID, GAS hay ROS. Tình hình trở nên khả quan vào phiên kế tiếp khi dấu hiệu bắt đáy xuất hiện, VN-Index tăng trở lại hơn 20 điểm, số mã có sắc xanh chiếm ưu thế với hơn 470 mã lan rộng khắp thị trường.
Sau khi có chút điều chỉnh trong phiên 30/5 thì đến hai phiên cuối tuần, thị trường khởi sắc thực sự khi sắc xanh được duy trì trong suốt thời gian trong các phiên này. Hơn 40 điểm tăng trong hai phiên giúp VN-Index trở về mốc 990 điểm.
Các mã bluechips là đầu tàu của đà tăng, nhiều mã giảm đầu tuần tăng mạnh trở lại như VJC, VCB hay GAS. Riêng VIC là mã trụ tạo ấn tượng khi tăng 4/5 phiên trong tuần bên cạnh các mã ngân hàng, bất động sản cũng đóng góp đáng kể. Một điểm nhấn đáng chú ý khác đến với nhóm penny khi các mã này thu hút được dòng tiền khi thị trường có dấu hiệu tốt trở lại.
Tổng giá trị giao dịch trung bình ba sàn khoảng 6.520 tỷ đồng/phiên, tăng gần 13% so với tuần trước. Khối ngoại vẫn duy trì bán ròng tuần này, tập trung nhiều nhất vào VIC. Có một vài điểm chú ý khi khối ngoại bất ngờ gom mạnh chứng chỉ quỹ ETF nội E1VFVN30 vào phiên đầu tuần và mua ròng trở lại lần đầu kể từ ngày VinHomes lên sàn vào phiên cuối tuần.
Thị trường chứng khoán tuần 28/5-1/6, dấu hiệu phục hồi liệu còn tiếp diễn? (ảnh minh họa) |
Nhiều mã bất động sản tăng mạnh
Trên HOSE, HAR (CTCP Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền) tăng mạnh nhất trên 30% với 4 phiên cuối tuần đều có sắc tím. Tuần trước, mã này nằm trong nhóm giảm mạnh nhất hơn 18%. Tương tự DAT (CTCP Đầu tư du lịch và Phát triển Thủy sản) sau khi giảm hơn 19% tuần trước đã tăng trở lại gần 22%.
Các mã bất động sản, xây dựng như TLD (CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển đô thị Thăng Long), CTD (CTCP Xây dựng Coteccons) cùng tăng gần 17%.
Tại ĐHCĐ Coteccons diễn ra ngày 2/6, HĐQT thông qua nâng tỷ lệ cổ tức từ 30% lên 50%. Doanh thu kế hoạch 28.000 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với thực hiện 2017 nhưng lợi nhuận 1.500 tỷ đồng, giảm hơn 9%.
ĐHĐCĐ Coteccons: Mâu thuẫn BKS và cổ đông lớn, ông Nguyễn Bá Dương xác nhận có tin đồn bán ra cổ phiếu |
HDB (Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM) cũng tăng gần 17%. Ba mã penny là VHG (CTCP Đầu tư Cao su Quảng Nam), ICF (CTCP Đầu tư thương mại Thủy sản) và KSH (CTCP Đầu tư và Phát triển KSH) tăng trên dưới 16%.
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên HOSE tuần 28/5-1/6 |
Về top giảm, CDO (CTCP Tư vấn Thiết kế và Phát triển đô thị) dẫn đầu gần 26%. Ngày 4/6 tới, mã này vào diện tạm ngừng giao dịch.
HTL (CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long) giảm gần 18% sau khi lọt top tăng tuần trước với 12,5%. Mã trụ đáng chú ý GAS (Tổng công ty Khí Việt Nam-CTCP) giảm hơn 12%.
Trong tuần, có thời điểm GAS về vùng giá thấp nhất trong năm. Quý III/2018, công ty sẽ thực hiện chi trả cổ tức đợt 3/2017 bằng tiền tỷ lệ 20%.
Về đáy trong năm, GAS chuẩn bị trả cổ tức trong quý III |
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên HNX tuần 28/5-1/6 |
Trên HNX, SPP (CTCP Bao bì Nhựa Sài Gòn) tăng mạnh nhất gần 51%. KSK (CTCP Khoáng sản Luyện kim màu) tăng 20% với duy nhất một phiên tăng trần cuối tuần đi kèm thanh khoản hơn 570.000 đơn vị. Hồi đầu tháng 5, mã này vào diện bị kiểm soát do lợi nhuận sau thuế 2016 và 2017 là số âm và chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu.
Về top giảm, VIG (CTCP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) dẫn đầu với hơn 23%. Vào giữa tháng 5, mã này vào diện cảnh báo do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán 2017. Tương tự, ASA (CTCP Hàng tiêu dùng ASA) giảm gần 14% và mới bị vào diện cảnh báo cùng lý do trên.
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UPCoM tuần 28/5-1/6 |
Trên UPCoM, HLA (CTCP Hữu liên Á Châu) tăng mạnh nhất với 50%. CMW (CTCP Cấp nước Cà Mau) tăng hơn 38%. Mới đây, CTCP Nhựa Đồng Nai (Mã: DNP) trở thành cổ đông lớn tại CMW sau khi mua vào hơn 1,5 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ vốn 10,04% (trước đó không sở hữu cổ phần nào).
Về top giảm, NAW (CTCP Cấp nước Nghệ An) dẫn đầu gần 33%. HAV (CTCP Rượu Hapro) giảm hơn 22%. HAV là một trong những mã trong danh sách tạm ngừng giao dịch do chậm công bố thông tin báo cáo tài chính 2017 kiểm toán.
Xem thêm |