|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi thuế nhập khẩu đường

07:35 | 23/05/2017
Chia sẻ
Bắc Kinh gần như tăng gấp đôi thuế nhập khẩu một số loại đường ngay trong năm 2017.
trung quoc se tang gap doi thue nhap khau duong
Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi thuế nhập khẩu đường

Wall Street Journal (WSJ) dẫn thông tin từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, nước này đã tiến hành một cuộc điều tra cho thấy các hoạt động nhập khẩu đã phá hủy nghiêm trọng ngành công nghiệp đường trong nước. Theo đó, Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ tăng thuế nhập khẩu lên mức 95%, từ mức 50% hiện nay, nếu nước này nhập quá 1,95 triệu tấn đường một năm.

Quyết định có hiệu lực ngay lập tức. Sau một năm, mức thuế này sẽ giảm còn 90%; sau hai năm còn 85%. Mức thuế dành cho 1,95 triệu tấn đường nhập khẩu đầu tiên trong năm vẫn ở mức 15%.

Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu đường lớn nhất thế giới. Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính, nhập khẩu đường chính ngạch và bất hợp pháp vào Trung Quốc đã tăng 60% trong vòng ba năm qua, tính đến ngày 30/9. Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch trong mùa vụ hiện tại, vốn kết thúc vào ngày 30/9, dự kiến đạt 3,5 triệu tấn.

Trung Quốc vốn chỉ sản xuất được một nửa nhu cầu tiêu thụ trong nước, khiến giá đường tại nước này đã tăng gấp đôi so với giá thế giới. Điều này khiến việc nhập khẩu ở mức thuế 50% cũng có lãi. Nhưng việc tăng thuế lần này sẽ làm giảm mức nhập khẩu, khiến cho đường nhập khẩu sẽ kém cạnh tranh hơn so với đường trong nước, theo Charles Clack, chuyên gia trong ngành đường tại Rabobank. Ngành sản xuất đường của Trung Quốc ít được cơ giới hóa, và vì thế đắt hơn ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Trong khi đó, nhập khẩu bã rượu khô làm thức ăn chăn nuôi vào Trung Quốc đã giảm phân nửa vào năm 2016 sau khi Bắc Kinh áp mức thuế mới sau một cuộc điều tra bán phá giá.

WSJ nhận định đây là thời điểm thử thách đối với thương mại quốc tế. Thông báo của Trung Quốc về cuộc điều tra trong ngành đường được đưa ra vào tháng 9 năm ngoái, chỉ một tuần sau khi Mỹ kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về chương trình hỗ trợ đối với người trồng lúa mì, gạo và bắp. Có một tranh chấp kéo dài khác giữa Mỹ và Mexico về việc Mexico có trợ cấp đường ở thị trường Mỹ hay không.

Nhu cầu nhập khẩu đường của Trung Quốc, chủ yếu đến từ Brazil - nhà sản xuất lớn nhất thế giới, là nguyên nhân chính khiến giá đường biến động trong những năm gần đây. Trong mùa vụ kết thúc vào ngày 30/9, giá đường toàn cầu đã tăng 67% một phần do hoạt động nhập khẩu bất hợp pháp từ Myanmar vào Trung Quốc, làm khan hiếm nguồn cung toàn cầu.

Nhưng Bắc Kinh đã ngăn chặn những chuyến hàng lậu từ Myanmar và Việt Nam, làm giảm kim ngạch nhập khẩu của nước này trong những tháng gần đây. Việc chính phủ Trung Quốc bán ra hàng dự trữ cũng đã đẩy giá đường ở nước này giảm, khiến hoạt động nhập khẩu mất đi sức hấp dẫn.

Theo các báo cáo về sản lượng toàn cầu, giá đường tương lai tại Mỹ sẽ giảm 16% trong năm nay, sau khi đã giảm 15% trong quý IV.

trung quoc se tang gap doi thue nhap khau duong Hiệp hội Mía đường muốn nhập khẩu 100% đường thô

Hiệp hội Mía đường cho rằng việc nhập khẩu 100% đường thô hoặc tỷ lệ đường thô cao hơn đường tinh luyện sẽ tạo việc ...

trung quoc se tang gap doi thue nhap khau duong Sẽ đấu giá hạn ngạch nhập khẩu đường năm 2017

Năm 2017, lượng đường nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan là 89.500 tấn và hạn ngạch này sẽ được đưa ra đấu giá công ...

trung quoc se tang gap doi thue nhap khau duong Quy định đấu giá 89.500 tấn đường nhập khẩu năm 2017

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư quy định về đấu giá hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 89.500 tấn đường (Mã HS 1701) ...

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.