|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sự cô đơn trên núi tiền của 'gã khùng' giàu nhất Nhật Bản

13:33 | 14/01/2018
Chia sẻ
Từng đầu tư vào hơn 800 công ty khởi nghiệp và sở hữu khối tài sản 22,4 tỷ USD, người giàu nhất Nhật Bản vẫn chưa thể khiến những người chỉ trích ông "tâm phục, khẩu phục".
su co don tren nui tien cua ga khung giau nhat nhat ban Những chuyến săn mồi thót tim của 'cá mập háu ăn nhất thế giới' (Kỳ 2)

Masayoshi Son đối mặt với sự hoài nghi, chế giễu, coi thường trong suốt cuộc đời. Lớn lên trên đảo Kyushu của Nhật Bản, ông thường xuyên đối mặt với hành động bắt nạt của bạn bè cùng trường vì nguồn gốc Triều Tiên. Nhưng cha của Son phát hiện sự nhạy bén kinh doanh của con từ sớm. Năm 16 tuổi, Son tới Mỹ để du học và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh ngay từ khi ông còn chưa tốt nghiệp trường Đại học California ở Berkeley. Ông mua các máy chơi game “Space Invaders” từ Nhật Bản để bán ở Mỹ. Ngoài ra, ông còn phát minh máy dịch thuật điện tử và bán với giá 1 triệu USD.

su co don tren nui tien cua ga khung giau nhat nhat ban
Tỷ phú Masayoshi Son sở hữu khối tài sản 22,4 tỷ USD tính tới ngày 14/1/2018. Giới truyền thông gọi ông là "gã khùng giàu nhất Nhật Bản". Ảnh: QZ

Mặc dù sự nghiệp kinh doanh ở Mỹ phát triển thuận lợi, Son vẫn quay về Nhật Bản để xây dựng đế chế kinh doanh. Ông đầu tư vào Yahoo! và Yahoo Nhật Bản, cũng như Alibaba. Sau đó ông mua mảng kinh doanh không dây của Vodafone tại Nhật Bản khi mọi người nghĩ rằng đó là mảng sẽ sớm thất bại. Thậm chí ông còn thuyết phục huyền thoại Steve Jobs để ông làm đại lý phân phối độc quyền điện thoại iPhone ở Nhật Bản.

Đương nhiên Son từng thất bại nhiều lần. Trong thời kỳ Internet bùng nổ, Son là một trong những nhà đầu tư cuồng nhiệt nhất. Ông rót vốn cho hơn 800 công ty khởi nghiệp để tạo ra mạng lưới doanh nghiệp khổng lồ. Nhưng khi khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra, phần lớn công ty mà ông đầu tư sụp đổ. “Tai tiếng” của Son là ông mất nhiều tiền hơn mọi nhà đầu tư trên thế giới - 70 tỷ USD.

Ngày nay Son gọi các doanh nhân khởi nghiệp mà ông cấp vốn là “đồng chí” và coi họ là một phần của Tập đoàn Viễn thông SoftBank. Ông thường xuyên thảo luận về những cơ hội để các công ty mà ông đầu tư có thể hợp tác với nhau, mặc dù họ chỉ có điểm chung duy nhất là nhận vốn của ông.

Chris Lane, một nhà phân tích của tổ chức Sanford Bernstein, kể rằng khoảng 80% nhà đầu tư mà ông từng gặp tỏ ra hoài nghi về năng lực của Son. Họ coi ông là một tài phiệt viễn thông sẵn sàng mạo hiểm với những khoản đầu tư khủng mà không có kỹ năng đặc biệt trong đầu tư công nghệ. Lane thấy những bằng chứng rõ ràng cho sự hoài nghi về Son. Giá trị cổ phần của SoftBank trong tập đoàn Alibaba và các doanh nghiệp khác đạt hơn 19.000 tỷ yen sau khi trừ nợ, nhưng giá trị vốn hóa của SoftBank chỉ đạt 9.800 tỷ yen. Tình trạng đó giống như việc người hàng xóm có chiếc vali chứa một triệu USD, nhưng bạn chỉ trả cho anh ta 500.000 USD để lấy vali, bởi bạn tin anh ta sẽ mất số tiền còn lại khi anh ta bước sang nhà bạn.

Những người phê phán Son tin rằng chẳng những Son không thể tìm ra một mục tiêu nào thành công như Alibaba, mà họ còn đoán ông sẽ phá tan những thành tựu ông đã đạt.

Lane bắt đầu theo dõi SoftBank từ tháng 10 năm ngoái vì ông tin rằng Son chính là “Warren Buffet trong giới công nghệ”. Nhưng từ thời điểm ấy, sự sụt giảm giá trị thị trường của SoftBank đã tăng tư mức 41% lên 50% vào thời điểm hiện nay.

Đôi khi Son tỏ ra giận dữ bởi giới phân tích thường xuyên khấu trừ giá trị tài sản của ông. Hồi tháng 5 năm ngoái, ông ví SoftBank giống như con ngỗng đẻ trứng vàng, nhưng người ta chỉ đánh giá cao những quả trứng và coi thường con ngỗng.

“Rõ ràng con ngỗng có giá trị hơn những quả trứng vàng. Tôi không hiểu tạo sao các vị không nghĩ thế”, ông bình luận.

Kim Cương/Bloomberg