|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Sau IPO, công ty ngành lạnh KIDO tham vọng M&A và mở rộng ngành hàng

08:28 | 28/03/2017
Chia sẻ
KDF sẽ thực hiện M&A các công ty cùng ngành, không đơn thuần là mua bán, sáp nhập các công ty trong nước mà còn ở nước ngoài. Mục tiêu của KDF có thể là mở cả nhà máy ngành hàng lạnh tại một số quốc gia khác.
sau ipo cong ty nganh lanh kido tham vong ma va mo rong nganh hang
Không chỉ kem, KDF đang đẩy mạnh qua các ngành hàng lạnh như bánh bao, sắp tới là xúc xích, chả giò, các sản phẩm viên (Ảnh: Anh Thư).

Cổ tức 12% năm 2017, chưa có kế hoạch tăng vốn

Tại buổi giới thiệu cơ hội đầu tư vào Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh KIDO - KIDO Foods (KDF), đại diện công ty cho biết năm 2017, công ty ước đạt doanh thu 1.828 tỷ đồng, bao gồm 3 mảng kem, sữa chua và thực phẩm đông lạnh, tăng 31% năm trước . Lợi nhuận sau thuế ước đạt 200 tỷ đồng, tăng 40%.

Đến năm 2020, con số doanh thu và lợi nhuận mục tiêu đạt được lần lượt là 3.900 tỷ đồng và 414 tỷ đồng, tăng lần lượt 29% và 27% so với kế hoạch năm 2017.

Theo đại diện của KIDO, năm 2017, công ty sẽ chi trả cổ tức bằng tiền, tỷ lệ 12% ( tương đương 1.200 đồng/cổ phiếu).

Đối với kế hoạch tăng vốn sau khi niêm yết, ông Trần Quốc Nguyên, Giám đốc điều hành KDF cho biết chưa có kế hoạch cụ thể, điều này cần được HĐQT bàn luận thêm.

sau ipo cong ty nganh lanh kido tham vong ma va mo rong nganh hang
Các đợt tăng vốn của KDF (Nguồn: KDF)

Nhà máy tại Bắc Ninh có tổng vốn đầu tư ban đầu 400 tỷ đồng, diện tích 25.000 m2, công suất hàng năm là 7 triệu lít kem, 9 triệu lít sữa chua và hơn 5 tấn bánh.Trước đó, trong hai năm 2015 - 2016, KDF đã thực hiện tăng vốn liên tục từ 176 tỷ đồng lên 560 tỷ đồng, tức tăng 3 lần. Theo lý giải của công ty, việc tăng vốn lên 560 tỷ đồng nhằm huy động đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy kem thứ hai của KDF tại Bắc Ninh, sau nhà máy tại Củ Chi.

Nhà máy tại Củ Chi có diện tích gần 24.000 m2, đã trải qua 3 giai đoạn để nâng công suất. Công suất hiện tại của nhà máy này hàng năm là 18 triệu lít kem và 16 triệu lít sữa chua.

Như vậy, tổng công suất hiện tại của 2 nhà máy là 50 triệu lít/năm, trong đó công suất kem là 25 triệu lít/năm và sữa chua là 25 triệu lít/năm.

Sau IPO là M&A và mở rộng ngành hàng

KDC thực hiện chào bán ra bên ngoài 11,2 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 20%. Giá chào bán 52.000 đồng/cổ phần.

Thời gian đăng ký mua 11,2 triệu cổ phần chào bán dự kiến từ ngày 31/3 đến ngày 12/4 và/hoặc kết thúc khi đủ số lượng đăng ký. Thời gian thanh toán từ ngày 12/4 đến ngày 19/4 hoặc 5 ngày làm việc sau khi thông báo đủ số lượng.

Đối tượng tham gia là các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. Số lượng cổ phần được mua với cá nhân tối thiểu 3.000 cổ phần, tối đa 100.000 cổ phần; đối với tổ chức lần lượt là 10.000 cổ phần và 500.000 cổ phần. Số lượng cổ phiếu đặt mua là bội số của 1.000 cổ phần.

Sau khi thực hiện chào bán cổ phần ra bên ngoài, KIDO tiếp tục thực hiện chào bán 15% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược và cổ đông nội bộ. Giá bán tương đương 52.000 đồng/cổ phần. Số cổ phần này dự định được chào bán trong quý II/2017 và bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm.

Sau chào bán hai đợt, KIDO còn nắm giữ tỷ lệ chi phối 65% vốn điều lệ KDF. Cổ phiếu của KDF dự kiến được giao dịch trên UPCoM trong năm 2017.

Theo đơn vị tư vấn chào bán - Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), cổ phiếu KDF đã đủ điều kiện niêm yết nhưng thời gian đại chúng hóa chưa đủ nên phải giao dịch UPCoM, sau đó sẽ tiến hành niêm yết trên HOSE hoặc HNX tùy tình hình thực tế.

Ông Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch HĐQT KIDO đồng thời là Phó Chủ tịch HĐQT KDF nhấn mạnh hệ thống phân phối 70.000 điểm chính là thế mạnh hơn hẳn các đối thủ khác trong ngành của KDF. Theo ông Nguyên, trong 2 năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận của KDF tăng nhanh do có sự đầu tư trên toàn hệ thống về chuỗi phân phối, đa dạng hóa sản phẩm (không chỉ có kem mà còn các sản phẩm ngành lạnh như bánh bao đông lạnh).

Ông Nguyên đặt kỳ vọng vào sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận của KDF trong thời gian tới. Theo ông, chỉ cần 2 - 3 năm nữa, con số kinh doanh đều sẽ tăng gấp đôi, theo lộ trình có thể đạt được 400 - 500 tỷ đồng lãi sau thuế năm 2020.

Cũng theo ông Nguyên, sau IPO, dự kiến KDF sẽ mở rộng ngành hàng, đa dạng hóa sản phẩm như mở rộng tất cả phân khúc ngành kem, từ trung bình tới cao cấp; đa dạng các sản phẩm đông lạnh như xúc xích, chả giò, các sản phẩm viên (cá, bò, mực, tôm...) bên cạnh sản phẩm bánh bao đông lạnh.

Đặc biệt, KDF sẽ thực hiện M&A các công ty cùng ngành, không đơn thuần là mua bán, sáp nhập các công ty trong nước mà còn ở nước ngoài. Mục tiêu của KDF có thể là mở cả nhà máy ngành hàng lạnh ở nước ngoài.

sau ipo cong ty nganh lanh kido tham vong ma va mo rong nganh hang KIDO chào bán 35% vốn KDF, giá 52.000 đồng/cổ phần

Chiều nay (27/3), Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (Mã: KDC) tổ chức buổi giới thiệu cơ hội đầu tư vào Công ty Cổ ...

sau ipo cong ty nganh lanh kido tham vong ma va mo rong nganh hang Hé lộ con số tài chính KDF - doanh nghiệp ngành lạnh sắp IPO của KIDO

Năm 2016, công ty ghi nhận doanh thu thuần 1.397 tỷ đồng, LNST 142,6 tỷ đồng, tăng lần lượt 31% và 85% so với cùng ...

sau ipo cong ty nganh lanh kido tham vong ma va mo rong nganh hang Công ty con ngành hàng đông lạnh của KIDO sắp IPO

KIDO cho biết sau khi hoàn tất kế hoạch đại chúng hóa và đưa cổ phiếu KDF lên giao dịch trên thị trường chứng khoán ...

Khổng Chiêm