|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Những thay đổi trong bức tranh nợ xấu ngân hàng trong quý I/2018

14:00 | 17/05/2018
Chia sẻ
Kết thúc quý I/2018, nợ xấu tại các ngân hàng tuy không nhiều đột biến nhưng cũng có những thay đổi nhất định. Tăng trưởng giá trị nợ xấu cho vay khách hàng hơn 8,4% đưa tỷ lệ nợ xấu lên 4,15%.
nhung thay doi trong buc tranh no xau ngan hang trong quy i2018 Nợ xấu vẫn là 'tảng băng ngầm' đằng sau những con số trên báo cáo
nhung thay doi trong buc tranh no xau ngan hang trong quy i2018 Lãi quý I gấp rưỡi cùng kỳ, nợ xấu PG Bank lên gần 3%

Tín dụng tăng 4%, nợ xấu tăng hơn 8%

Dựa trên số liệu tổng hợp từ 21 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính, ba tháng đầu năm dư nợ cho vay khách hàng tăng thêm 169.893 tỷ đồng lên gần 4,44 nghìn tỷ đồng. Mức tăng trưởng tín dụng trong kỳ là 4%.

Trong khi đó, giá trị nợ xấu (nợ từ nhóm 3 - nhóm 5) tăng thêm 5.812 tỷ đồng lên xấp xỉ 75 nghìn tỷ đồng, tăng đến 8,4% so với cuối năm trước.

nhung thay doi trong buc tranh no xau ngan hang trong quy i2018
Bảng tổng hợp nợ xấu cho vay khách hàng của các ngân hàng quý I/ 2018 (Ảnh: Diệp Bình, Nguồn: BCTC các ngân hàng)

Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng từ 1,62% lên 1,69% (không xét đến nợ xấu đã chuyển sang VAMC). Tỷ lệ nợ xấu của từng ngân hàng dao động từ 0,46% đến 4,15%.

5 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất dưới 1% gồm SCB, ACB, Bac A Bank, Techcombank và Kienlongbank.

Tuy nhiên, do nợ xấu trong cách tính này không bao gồm nợ đã được chuyển đổi thành trái phiếu VAMC nên cũng không hoàn toàn thể hiện đúng chất lượng nợ của các ngân hàng. Đơn cử như SCB hiện có gần 23 nghìn tỷ đồng trái phiếu VAMC (tính đến 31/3/2018), ACB cũng còn hơn 40 tỷ đồng trái phiếu VAMC vào cuối năm 2017 (không có số liệu trong báo cáo tài chính quý I/2018).

nhung thay doi trong buc tranh no xau ngan hang trong quy i2018

Có 4 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên 3% là ABBank, Saigonbank, Sacombank và VPBank. Trong đó, tăng trưởng nợ xấu của VPBank ở mức 26,5% chỉ xếp sau Saigonbank. Có lẽ đây là một phần hệ luỵ từ việc phát triển mạnh tín dụng tiêu dùng trong những năm vừa qua.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2018, ông Minh tuyên bố sớm thì 3 năm Sacombank xử lý xong đề án tái cơ cấu, nếu sau 5 năm Sacombank không xử lý xong, ông sẽ ra đi.

Một ngân hàng đáng chú ý là Sacombank, tăng trưởng cho vay khách hàng gần 3% nhưng nợ xấu lại giảm được 11,5%, đưa tỷ lệ nợ xấu từ 4,67% xuống còn 4,01%. Kết quả này thể hiện nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu trong thời gian gần đây của Sacombank dưới trướng Chủ tịch Dương Công Minh.

Trái ngược với đó, một số ngân hàng giảm dư nợ nhưng nợ xấu vẫn có xu hướng tăng là ABBank và Saigonbank.

Trong nhóm ba "ông lớn" thuộc nhà nước, tỷ lệ nợ xấu của BIDV là cao nhất nhưng lại không đổi so với đầu năm. Hai ngân hàng còn lại đều có sự gia tăng về con số nợ xấu: VietinBank tăng 14,3% và Vietcombank tăng 27,2%. Tín dụng tăng trưởng cao hơn khi quy mô dư nợ của nhóm nhà băng này đã ở mức đứng đầu trong hệ thống là một phần lý giải cho việc nợ xấu cũng tăng cao.

Diệp Bình

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).