|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Mỹ và đối tác lập liên minh quốc tế thúc đẩy sử dụng điện hạt nhân

10:54 | 25/05/2018
Chia sẻ
Mỹ đang tiên phong thực hiện sáng kiến với các chính phủ khác để thúc đẩy sử dụng điện hạt nhân và khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ hạt nhân mới.
my va doi tac lap lien minh quoc te thuc day su dung dien hat nhan Hà Nội lo ngại thảm hoạ nếu nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc rò rỉ
my va doi tac lap lien minh quoc te thuc day su dung dien hat nhan Bỉ sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân trước năm 2025

Sáng kiến này – được Thứ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Brouillette khởi xướng vào ngày 24/5 với các đối tác quốc tế, có mục tiêu “nhấn mạnh giá trị của năng lượng hạt nhân như một nguồn năng lượng sạch đáng tin cậy”.

my va doi tac lap lien minh quoc te thuc day su dung dien hat nhan
Nhà máy điện hạt nhân Areva tại vùng Tricastin, miền nam nước Pháp. Nguồn: Michel Euler/Reuters.

Các đối tác đồng hành cùng Mỹ trong sáng kiến này gồm Nhật Bản, Canada, Nga, Nam Phi, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), Ba Lan, Argentina và Romania.

Ngành công nghiệp hạt nhân Mỹ đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ khí tự nhiên, trong khi nhiều chính phủ muốn giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hạt nhân sau sự cố tại nhà máy Fukushima ở Nhật Bản vào năm 2011.

Nhóm các quốc gia này mong muốn xúc tiến các lĩnh vực như tích hợp hệ thống điện cải tiến và phát triển các công nghệ như hệ thống năng lượng tái tạo lai hạt nhân.

“Hệ thống năng lượng tái tạo lai hạt nhân có thể liên kết các nhà máy điện hạt nhân không phát thải với các nguồn năng lượng tái tạo như cánh đồng điện gió hoặc mặt trời, cho phép nguồn điện hạt nhân có thể hỗ trợ phát điện không liên tục”, ông Brouillette phát biểu tại buổi lễ phát động trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng Sạch (CEM) tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch.

Ông Brouillette cho biết sáng kiến này cũng tập trung vào phát triển các lò phản ứng module cỡ nhỏ (SMR), sử dụng công nghệ hạt nhân mới hoặc hiện hữu, được thu nhỏ chỉ bằng một phần quy mô của các nhà máy lớn và có khả năng tạo ra lượng điện bằng 1/10 công suất các dự án quy mô lớn.

Tuy nhiên, giới phê bình cho rằng tính kinh tế theo quy mô của SMR sẽ hạn chế do mỗi lò phản ứng cần các hệ thống an toàn và điều khiển riêng. Họ cũng chỉ ra hiểm họa chất liệu phóng xạ bị phát tán xa hơn, gia tăng các rủi ro an ninh và phóng xạ.

my va doi tac lap lien minh quoc te thuc day su dung dien hat nhan Nga và Trung Quốc áp đảo Mỹ trên thị trường công nghệ điện hạt nhân?

Sự phá sản của công ty điện Westinghouse vừa diễn ra trong tuần này ở Mỹ, có thể là cột mốc đánh dấu cho sự ...

Trường Giang