|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Lược sử chiến tranh thương mại và nguy cơ từ chính sách bảo hộ của Tổng thống Donald Trump

09:52 | 11/04/2018
Chia sẻ
Dường như Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy rất ít người thắng một khi đã bước vào cuộc chiến này.
luoc su chien tranh thuong mai va nguy co tu chinh sach bao ho cua tong thong donald trump Trung Quốc có gì làm 'vũ khí' trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?
luoc su chien tranh thuong mai va nguy co tu chinh sach bao ho cua tong thong donald trump Truyền thông Trung Quốc cảnh báo Tổng thống Trump về chiến tranh thương mại

Các nhà kinh tế đang cảnh báo về viễn cảnh Tổng thống Donald Trump sẽ đi quá xa và nhiều quốc gia đồng loạt trả đũa, đẩy nền thương mại toàn cầu vào vòng xoáy trả đũa không hồi kết. Chưa đầy một tháng sau thông báo đánh thuế đầu tiên của ông Trump, chúng ta đang bắt đầu nhìn thấy các dấu hiệu đầu tiên.

luoc su chien tranh thuong mai va nguy co tu chinh sach bao ho cua tong thong donald trump
Đối đầu thương mại Mỹ - Trung có thể châm ngòi chiến tranh thương mại. Nguồn: Bloomberg/Kyodo News/CNNMoney.

Ngày 3/4, Tổng thống Donald Trump công bố danh sách hàng nhập khẩu Trung Quốc sẽ chịu thuế. Chưa đầy 24 giờ sau, Bắc Kinh thông báo quyết định đánh thuế lên 106 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Không ai biết chính xác điều gì sẽ xảy ra một khi các sắc thuế mới có hiệu lực. Nhưng nếu lịch sử mang ý nghĩa dự báo, chúng ta có thể đoán trước kết quả.

'Lược sử' chiến tranh thương mại thế giới

Trong 80 năm qua, thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc chiến tranh thương mại.

Vào những năm 80 thế kỷ trước, vị Tổng thống thứ 40 của Mỹ Ronald Reagan dựng lên hàng rào thuế quan đối với hàng hóa từ Nhật Bản. Và đến thập niên 90, hai quốc gia bắt đầu thống nhất tự ràng buộc vào các quy định chặt chẽ hơn của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Gần đây hơn, cựu Tổng thống George W. Bush quyết định đánh thuế thép vào năm 2002. Ông Bush đối mặt với nhiều đe dọa trả đũa từ các đối tác thương mại châu Âu. Và chỉ sau một thời gian ngắn, ông đã phải rút lại quyết định trên.

luoc su chien tranh thuong mai va nguy co tu chinh sach bao ho cua tong thong donald trump
Cựu Tổng thống George W. Bush quyết định đánh thuế thép vào năm 2002 nhưng phải rút lại do áp lực từ châu Âu. Nguồn: Paul J. Richards/AFP/Getty Images.

Tuy nhiên, lịch sử từng ghi nhận một cuộc chiến thương mại để lại nhiều hậu quả tàn khốc cho nền kinh tế thế giới.

Quay trở lại thập niên 30 của thế kỷ trước. Nước Mỹ khi đó bắt đầu hướng đến chính sách bảo hộ. Chính phủ chủ trương hạn chế thương mại với nhiều nước. Và trong nỗ lực cứu vớt các nhà máy Mỹ, hai nghị sỹ đã nảy ra một kế hoạch. Kế hoạch này có tên chính thức là Đạo luật Thuế quan năm 1930, nhưng thường được gọi là Đạo luật Thuế quan Smoot-Hawley theo họ của Thượng nghị sỹ Reed Smoot và Hạ nghị sỹ Willis C. Hawley.

Kế hoạch này vấp phải làn sóng phản đối dữ dội nhưng cuối cùng cũng được thông qua thành luật. Đạo luật Thuế quan năm 1930 tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ lên gần mức cao kỷ lục. Nhưng thay vì vực dậy nền kinh tế, đạo luật này càng khiến cuộc Đại Khủng hoảng thêm tồi tệ.

Nhiều quốc gia trên thế giới khi đó đã tung đòn thuế “ăn miếng trả miếng” lên hàng hóa nhập khẩu của nhau. Các nước châu Âu đánh thuế lên hàng nhập khẩu từ Mỹ, làm trì trệ quan hệ thương mại giữa hai bên. Việc này càng khiến Mỹ gặp khó khăn chồng chất trong cuộc vật lộn để thoát khỏi vũng lầy suy thoái.

Cuộc khẩu chiến mang hơi hướng dân tộc chủ nghĩa đang ngày càng nóng lên khi nhiều nước lên tiếng đổ lỗi cho nước khác gây ra khó khăn cho mình. Tất cả những điều đó cuối cùng sẽ lên đến đỉnh điểm và biến một cuộc chiến tranh thương mại thành một cuộc chiến tranh thật sự. Và đó là khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ.

Đó là lý do sau khi cuộc chiến kết thúc, các quốc gia đã thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để điều phối hoạt động thương mại toàn cầu, với hy vọng cuộc chiến thương mại toàn cầu vào thập niên 30 sẽ không bao giờ lặp lại.

Và nguy cơ từ chủ nghĩa bảo hộ của Tổng thống Donald Trump

Ông Trump muốn bảo vệ người lao động Mỹ. Vì thế, không có gì bất ngờ khi ông tìm mọi cách để vực dậy các nhà máy công nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, Trung Quốc không nằm trong danh sách 10 quốc gia xuất khẩu thép nhiều nhất vào Mỹ như Canada và Brazil. Dù kế hoạch đánh thuế của ông Trump có thể lôi cuốn sự quan tâm của giới công nhân, nhiều nhóm cử tri vốn thường ủng hộ ông lại quay lưng với kế hoạch này.

Các doanh nghiệp nhập khẩu nhôm, thép của Mỹ đang ra sức kêu gọi Tổng thống Donald Trump xem xét lại kế hoạch đánh thuế nhập khẩu hai mặt hàng trên. Ông Gary Cohn, trưởng cố vấn kinh tế của ông Trump, đã quyết định từ chức ngay sau khi ông Trump công bố kế hoạch của mình. Và hiện tại, các nhà lập pháp ngay trong nội bộ Đảng Cộng hòa cũng đang khẩn nài ông rút lại quyết định trên.

luoc su chien tranh thuong mai va nguy co tu chinh sach bao ho cua tong thong donald trump
Trưởng cố vấn kinh tế Gary Cohn từ chức sau quyết định đánh thuế của Tổng thống Donald Trump. Nguồn: Joshua Roberts/Reuters.

Phố Wall cũng không mấy hào hứng với kế hoạch của ngài tổng thống. Khi ông Trump lần đầu công bố ý định đánh thuế nhôm, thép vào ngày đầu tháng 3, chỉ số công nghiệp Dow Jones mất hơn 400 điểm.

Sau khi tin trưởng cố vấn kinh tế Gary Cohn từ chức được truyền đi, chỉ số này tiếp tục giảm hơn 100 điểm. Và khi Trung Quốc đe dọa trả đũa Mỹ, Dow Jones một lần nữa “bay” mất 400 điểm.

Bất chấp làn sóng phản đối ngày càng dâng cao, Tổng thống Donald Trump vẫn nhất quyết theo đuổi kế hoạch của mình.

Vào ngày 8/3, ông Trump ký ban hành mệnh lệnh tổng thống, tuyên bố luật hóa kế hoạch trên và yêu cầu chấp hành. Chứng kiến buổi ký kết gồm các cố vấn cấp cao và một nhóm các công nhân nhà máy – những người đã giúp ông trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.

Trường Giang