Xét xử Hà Văn Thắm sáng 21/9: OceanBank khẳng định bà Phấn phải là người chịu trách nhiệm về khoản vay 500 tỷ
11h35: HĐXX tạm nghỉ. Chiều 13h30 tiếp tục làm việc
11h20: Đại diện của bà Hồ Thị Quỳnh Nga (vợ Hà Văn Thắm)
Đại diện của bà Hồ Thị Quỳnh Nga (vợ Hà Văn Thắm) (Ảnh:DB) |
Có mặt tại phiên toà, vị đại diện này chỉ gửi lời từ bà Nga đến ông Thắm là “bà hết sức biết ơn anh, trong khoảng 2 năm rồi anh chưa gặp con nhưng vẫn giữ được sức khoẻ và sự điềm đạm như hiện nay”. Bà cũng gửi lời biết ơn đến đội cảnh sát thuộc CQĐT đã tạo điều kiện cho chồng của mình.
11h: Luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông Ninh Văn Quỳnh
Luật sư nói trong phiên toà các bị cáo đều cho rằng đều đã thực hiện tốt vai trò của mình nhưng không hề biết hành vi của mình lại gây hậu quả như thế nào. Việc thể hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà không nhận thức được hành vi của mình thì sẽ được xe, xét miễn trách nhiệm hình sự.
Luật sư cho rằng lời khai của Nguyễn Xuân sơn và Thắng là không thống nhất. Khi ông Thắng đưa tiền cho ông Quỳnh cũng không biết rõ là có bao nhiều tiền. Do đó luật sư yêu cầu thẩm tra lại số tiền của ông Quỳnh đã nhận là bao nhiêu
LS cho biết ông Quỳnh ra toà được 3 hôm thì bị khởi tố ở một vụ án khác liên quan đến bị cáo Nguyễn Xuân Sơn với tội danh “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”. Nhưng theo quy định của pháp luật thì người phạm tội phải có hành vi đe doạ buộc người khác đưa tiền cho mình, nhưng ở đây cả bị cáo Sơn và Thắm đều khẳng định là không bị đe doạ gì.
Theo ông việc tách điều tra vụ án khác là không hợp lý, theo luật chỉ được tách khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra với tất cả các tội phạm và không ảnh hưởng đến hiện thực khách quan của vụ án. Đề nghị trả hồ sơ vụ án để gộp lại làm một để đảm bảo tính khách quan.
10h50: Bà Võ Thị Thanh Xuân – vợ của ông Nguyễn Xuân Sơn xin dùng tài sản riêng để chồng được hưởng khoan hồng
Bà Võ Thị Thanh Xuân – vợ của ông Nguyễn Xuân Sơn (Ảnh:DB) |
Bà trình bày hai vợ chồng bà có hai tài sản chung là căn nhà số 31 Xuân Diệu từ 1998 và 1 căn hộ do ông Sơn đứng tên 2006 trước khi ông Sơn về OceanBank làm việc. Bà nói nếu ông Sơn thực sự chiếm đoạt số tiền hơn 200 tỷ trong giai đoạn 2009 -2014 thì gia đình tôi phải có hàng trăm tỷ nhưng những tài sản của chúng tôi đều là có trước giai đoạn này.
Và trong trường hợp ông Sơn bị quy kết là làm thất thoát tài sản, bà sẵn sàng dùng mọi tài sản riêng của tôi để bù đắp mong ông Sơn được hưởng khoan hồng của pháp luật. Tuy nhiên bà xin giữ lại căn nhà của mẹ mình (92 tuổi) vốn là mẹ liệt sỹ mà do vợ chồng bà đứng tên hộ để có nơi dưỡng già và thờ cúng con trai là liệt sỹ.
10h45: Bà Vũ Thị Hương Thảo đại diện cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB)
Bà Vũ Thị Hương Thảo đại diện cho Ngân hàng Xây dựng (Ảnh:DB) |
Với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay 500 tỷ của Công ty Trung Dung, bà thống nhất với quan điểm của VKS về đánh giá về mục đích, mối quan hệ các bên liên quan của khoản vay và việc đề xuất thực hiện nghĩa vụ dân sự là của bà Phấn.
Theo luật sư của bị cáo Hà Văn Thắm và Nguyễn Văn Hoàn thì NH Đại Tín phải chịu trách nhiệm với thiệt hại của khoản vay 500 tỷ đồng của công ty Trung Dung do không thực hiện thoả thuận 3 bên giữa OceanBank – Trung Dung – NH Đại Tín. Đây là kết luận hết sức nặng nề, thiếu căn cứ.
Bà cho biết trong hồ sơ lưu của NH Đại Tín trước đây và VNCB hiện nay không hề có xuất hiện văn bản này. Tại phiên toà các bên cho rằng chúng tôi lẩn tránh trách nhiệm tuy nhiên các thông tin các tài liệu mà chúng tôi trình bày là sự thật.
Ngày 24/9/2014, VNCB đã có văn bản đề nghị cung cấp sao y bản chính thoả thuận trên cùng các tài liệu có liên quan. Nhưng đến ngày 16/10/2014 phía OceanBank mới cung cấp một bản photo của văn bản này. Do đó chúng tôi không có căn cứ xác minh yêu cầu của OceanBank.
Thoả thuận 3 bên có nhiều vấn đề vô lý và không có giá trị
Bà phân tích thời điểm ký văn bản ông Trần Xuân Nam - TGĐ là người ký văn bản nhưng người đại diện của NH Đại Tín là Hoàng Văn Toàn là chủ tịch HĐQT, do vậy khi ký văn bản này ông Nam không đủ thẩm quyền để ký. Do vậy không làm phát sinh nghĩa vụ của Ngân hàng Đại Tín.
Thêm nữa số hợp đồng tín dụng trong thoả thuận 3 bên không trùng với số hợp đồng khoản vay 500 tỷ của Công ty Trung Dung. Lỗi này được cho là lỗi đánh máy nhưng nếu như vậy thì chúng tôi cũng không thể thực hiện việc phong toả tài khoản.
Đặc biệt, trong nội dung biên bản quy định NH Đại Tín cam kết chỉ giải toả số tiền trên khi nhận được thông báo của OceanBank về việc Trung Dung không cung cấp đủ chứng từ, hồ sơ giải ngân của khoản vay. Như vậy đồng nghĩa với việc số tiền chỉ được giải toả với một trường hợp duy nhất là trả lại cho OceanBank, hay Công ty Trung Dung cũng không thể được sử dụng số tiền trên. Nội dung này mâu thuẫn với hợp đồng tín dụng đã ký kết, vậy thì biên bản này có giá trị hay không?
Hơn nữa, khoản vay được OceanBank giải ngân vào TK của Cty Trung Dung tại Vietcombank CN TP HCM sau đó mới được chuyển về tài khoản tại NH Đại Tín với nội dung đơn giản là "chuyển tiền". Do đó NH Đại Tín không có cơ sở nào để biết đây có phải là khoản tiền giải ngân từ OceanBank hay không. Hay nói cách khác, thoả thuận này hoàn toàn không có giá trị.
Khoản vay 500 tỷ được giải ngân trước khi ký thoả thuận 3 bên
Bà đặt ra nghi vấn thoả thuận 3 bên ký sau khi giải ngân khoản 500 tỷ. Bởi vì vào ngày 23/ 11/2012, ông Nam xác nhận là đã ký biên bản này trụ sở Trụ sở chính Đại Tín tại TP HCM nhưng trong nội dung văn bản ghi là ký tại Trụ sở OceanBank ở Hải Dương và đã được ông Hoàn xác nhận đã ký văn bản cuối cùng tại văn phòng của ông.
Theo phương thức nhanh nhất bằng máy bay thì phải cuối buổi trưa và đầu chiều mới có thể về tới Hải Dương. Nhưng 2h20 khoản tiền sau khi chuyển lòng lòng qua Vietcombank đã có thể về đến NH Đại Tín. Với cơ sở vật chất thời điểm đó thì liệu tiền có chuyển nhanh như vậy hay không?
Bà cho biết sau đó lại có một biên bản khác yêu cầu chữ ký của tổ giám sát lại ghi rằng là ngày 22/11/2012, tức là các bên đã viết lùi lại một ngày.
10h30: Các cổ đông của OceanBank cũ đòi quyền lợi
Đại diện Công ty TNHH VNT
Đại diện Công ty TNHH VNT (Ảnh:DB) |
Công ty VNT là công ty sở hữu 20% cổ phần của OceanBank cũ. Vị đại diện này cho rằng trong tổng số tiền 1.576 tỷ đồng không thể thuộc về Oceanbank cũ hay mới mà là thiệt hại này là của các cổ đông của OceanBank cũ. Thiệt hại là của OceanBank trước khi NHNN mua lại 0 đồng. Bà cho biết công ty không đòi bồi thường, nhưng nếu ai có chiếm đoạt thì trả lại cho chúng tôi.
"Nếu xác định là chi phí thì chúng tôi không yêu cầu các bị cáo thực hiện trách nhiệm dân sự đối với chúng tôi" - vị đại diện nói.
Đại diện của Tập đoàn Đại Dương (OGC)
Đại diện của Tập đoàn Đại Dương (OGC) (Ảnh:DB) |
Theo vị đại diện, với vai trò cổ đông của OceanBank cũ (chiếm 20% vốn), OGC phải có vai trò tương đương với PVN trong vai trò sở hữu với OceanBank. Ông cũng đồng tình với ý kiến là nếu OceanBank cũ có thiệt hại thì là thiệt hại của các cố đông.
Ông đề nghị trong trường hợp HĐXX xem xét nếu có thiệt hại cho OceanBank thì đề nghị đền bù thiệt hại cho các cổ đông.
10h20:
Bà Đinh Thị Huyền Thanh đại diện cho nhóm cho bà Phấn mượn tài sản để làm tài sản cho công ty Trung Dung. Bà khẳng định các tài sản của nhóm ông bà trên là hoàn toàn là tài sản có thật, có đầy đủ tính chất pháp lý để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay. Đề nghị HĐXX truy cứu trách nhiệm dân sự với bà Phấn và hoàn trả lại các tài sản cho thân chủ của mình.
Các vị đại diện của nhóm 5 khoản vay của bà Phấn, Vietsopetro, BSR,... đều không có ý kiến và đề xuất trong vụ án này.
10h05: Luật sư Nguyễn Văn Thái bảo vệ quyền lợi cho PVN
Luật sư Thái với vai trò nguyên đơn dân sự đề nghị HĐXX xác định rõ nếu có xác minh thiệt hại thì tuyên buộc những cá nhân gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường cho PVN.
Cùng với đó, đề nghị HĐXX tránh sử dụng những từ ngữ thể hiện PVN đã nhận tiền chi lãi ngoài hay chăm sóc khách hàng từ OceanBank trong phiên toà nhằm tránh hiểu nhầm của dư luận ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của PVN.
Tiếp đó Luật sư Hoàng Văn Dũngcũng là đại diện cho PVN cho biết hoàn toàn đồng tình với việc trình bày của luật sư Thái nhưng có đề xuất thêm về số tiền thất thoát 1.275 tỷ đồng mà luật sư của OceanBank đã xác định, ông cho rằng với vai trò là cổ đông PVN phải có quyền liên quan đến khoản này.
Luật sư cũng đồng ý với quan điểm của LS Hưng (OceanBank) về hướng xử lý. Ngoài ra, luật sư cũng nhắc lại về việc tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” đã bị loại bỏ ra khỏi những hành vi phạm tội trong BLHS 2015 sẽ được áp dụng từ 1/1/2018. Điều đó đồng nghĩa với việc tính chất, hậu quả hành vi không còn nguy hiểm, chỉ là hành vi phi hình sự.
9h40: HĐXX tạm nghỉ
9h15: Bà Phấn phải chịu trách nhiệm về số tiền 500 tỷ đồng của Công ty Trung Dung
Luật sư Nguyễn Thị Bắc đồng ý với ý kiến của VKS là bà Hứa Thị Phấn là người sử dụng và đề nghị bà Phấn hoàn trả đủ tiền gốc và lãi. Bà không đồng ý với ý kiến của nhóm Luật sư bào chữa cho bà Phấn cho rằng bà Phấn không có trách nhiệm dân sự với OceanBank.
Căn cứ vào tài liệu điều tra bà trình bày chi tiết đường đi của khoản tiền: sau khi số tiền 500 tỷ được giải ngân vào TK của Trung Dung được chuyển sang TK của 3 cá nhân 150 tỷ đồng/ người và ông Danh 50 tỷ đồng, Toàn bộ số tiền này được sử dụng để mở TKTK có thời hạn 6 tháng. Sau đó, các TK này được tất toán trước hạn, cùng ngày số tiền này bao gồm cả gốc và lãi được bà Nguyễn Thị Quỳnh Trang phụ trách tài chính Thiên Thanh nộp vào TK ông Danh.
Tiếp đó, ông Danh lấy số tiền trên cùng với tiền của mình đã nộp 593 tỷ đồng vào TK của 5 cá nhận nhóm bà Phấn. Cuối cùng, NH Đại Tín đã tự động trích số tiền này để tất toán hợp đồng tín dụng của các cá nhân này. Điều này hoàn toàn phủ hợp với lời khai của ông Danh.
Luật sư cũng chỉ ra theo lời khai thì 5 cá nhân này thì họ là người đứng tên vay nhưng là khoản vay của bà Phấn và đều không biết việc NH Đại Tín đã tất toán khoản vay của họ, việc này phù hợp với lời khai của các bị cáo khác. Từ những căn cứ trên có thể bà Phấn là đối tượng sử dụng cuối cùng của khoản vay 500 tỷ đồng, là chủ thể thực tế, do đó, đề nghị bà Phấn trả toàn bộ gốc, lãi, phạt cho khoản vay trên cho OceanBank.
Đối với tài sản bảo đảm của khoản vay, luật sư đề nghị kê biên để phục vụ cho quá trình thi hành án.
9h: Theo dự thảo BLHS mới thì những hành vi của các bị cáo không bị coi là phạm tội
Luật sư Hưng đề nghị giao khoản 137 tỷ tiền khắc phục thu từ các nhân viên, từ 9 hợp đồng tín dụng cho OceanBank quản lý và đưa vào sử dụng. Luật sư đánh giá trong đề nghị của VKS có những cảm thông nhưng chưa thấu, LS đánh giá việc nộp tiền vào khắc phục hậu quả của các bị cáo là có thái độ cầu thị.
Đối với nhóm 34 Giám đốc chi nhánh, PGD, Luật sư cho rằng hành vi phạm tội là chung, là người thực hiện theo chỉ đạo tại sao các mức án lại có sự chênh lệch nhiều như vậy. Về các bị cáo ở hội sở, họ cũng chỉ là người thực hiện nhiệm vụ, việc kết án như vậy ảnh hưởng đến tư tưởng của những cán bộ làm việc tại ngân hàng, khẩn thiết đề nghị HĐXX nhìn nhận lại để có một bản án tốt nhất.
Luật sư nêu ra vấn đề nếu đặt vụ án này trong hoàn cảnh cải cách tư pháp, sắp có BLHS mới mà trong đó các hành vi liên quan đến TCTD đưa sang một điều khác thì những hành vi như thế này sẽ không bị coi là phạm tội, mong HĐXX xem xét.
8h30: Luật sư khẳng định OceanBank mới đủ tư cách nguyên đơn dân sự trong vụ án
Luật sư Nguyễn Đình Hưng bày tỏ cảm thông với phần trình bày của các bị cáo. Là người bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn dân sự, ông nói mình không phải là người đi buộc tội mà chỉ muốn truyền đạt những góc khuất pháp lý để HĐXX suy xét
Theo quyết định 663 của NHNN với nội dung bao hàm nhất là ngay từ đầu đã xác định mua bắt buộc toàn bộ 100% cổ phần OceanBank với giá 0 đồng và chuyển đổi thành ngân hàng TNHH MTV do nhà nước sở hữu. OceanBank lúc này kế thừa quyền, nghĩa vụ gánh thiệt hại của Ngân hàng Đại dương.
Luật sư khẳng định OceanBank mới hoàn toàn có đủ tư cách nguyên đơn dân sự trong vụ án này.
Việc chi lãi ngoài là sai về mục đích và nguyên tắc hạch toán kế toán
Căn cứ vào kết luận điều tra và bản cáo trạng của VKS, khoảng thời gian từ 2010 - 2014 OceanBank đã chi ngoài cho khách hàng là 1.576 tỷ đồng trong đó có 246 tỷ chi cho Nguyễn Xuân Sơn và để Sơn phạm những tội khác. CQĐT đã tách 246 tỷ ra khỏi tội làm trái, phần còn lại 1.330 tỷ đồng do các bị cáo ở đây thực hiện nguồn tiền từ 3 TK để chi. Cụ thể: từ TK tạm ứng 3612 là 925 tỷ đồng, chi thẳng vào hạch toán tài khoản chi lãi tại các chi nhánh 620 tỷ, chi từ TK của Vũ Thị Thuỳ Dương 29 tỷ.
Theo ông, căn cứ vào quy định của pháp luật thì việc chi, động cơ, mục đích là không đúng pháp luật, những việc hạch toán giúp rút những khoản tiền này ra là trái pháp luật. Những hạch toán này được CQĐT chứng minh là hạch toán trái với quy định về chế độ tài chính đối với các TCTD.
Vị đại diện này khẳng định là sai khách quan vi phạm NĐ 479 về việc ban hành các tài khoản của TCTD. Tài khoản 3612 là TK sử dụng tạm ứng để chi các khoản sử dụng trong nghiệp vụ nội bộ chứ không phải để chi lãi ngoài cho khách hàng. Các khoản hoàn ứng trong số 925 tỷ đồng là được lấy từ nguồn tiền khác, do đó các khoản này đã chi sai mục đích và sau đó lại hoàn ứng từ những nguồn tiền sai.
Số tiền chi từ TK 801 không có hoá đơn chứng từ hợp lý trái với quy định NĐ146 và Thông tư 12 của BTC. Theo đó, TCTD không được hạch toán vào chi phí những khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh, các khoản chi lại không có chứng từ hợp lý.
LS cho rằng mặc nhiên khi các bị cáo đã được xác định là vi phạm và làm trái quy định của pháp luật thì các bị cáo phải có trách nhiệm với sai phạm này, không phải là nguyên đơn dân sự đòi. Việc cá nhân những người nào phải chịu trách nhiệm đến đâu thì do HĐXX quyết định.
Về số liệu chung, trong 1.576 tỷ đồng đã có 146 tỷ đã được hoàn lại cho OceanBank trước khi khởi tố vụ án, sau khi trừ đi 49 tỷ do Nguyễn Xuân Sơn và 105 tỷ do Trần Đức Chính (trong một vụ án khác) chiếm đoạt còn 1.275 tỷ. Ông xác định thiệt hại này xảy ra trước khi OceanBank bị mua 0 đồng.
Bên cạnh đó, trong tổng số thiệt hại 69 tỷ đồng của Công ty BSC, có khoảng 2,2 tỷ đồng là thiệt hại đã xác định của OceanBank. Ngoài ra, khoản tiền 18 tỷ đồng thu từ 80 hợp đồng mua bán bất động sản được ông Thắm thừa nhận về bản chất cũng là hoạt động tín dụng. Do vậy, đối với khoản tiền 18 tỷ còn bỏ lửng trong việc xác minh nguyên nhân và nguồn gốc, mặc dù chưa có căn cứ nhưng chúng tôi xác định OceanBank có 1/2.
8h15: HĐXX bắt đầu làm việc
Nhóm luật sư Nguyễn Đình Hưng, Nguyễn Văn Đại và Nguyễn Thị Bắc là đại diện từ Ngân hàng TNHH MTV OceanBank.
Phiên toà xét xử Hà Văn Thắm sáng 21/9 (Ảnh: DB) |
Tóm tắt phiên tòa ngày 20/9
Xét xử Hà Văn Thắm chiều 20/9: 'OceanBank đã bị Công ty Trung Dung lừa làm giả hồ sơ vay vốn' | |
Xét xử Hà Văn Thắm sáng 20/9: Nguyễn Minh Thu mong một mức án răn đe để sớm quay trở lại cộng đồng |
Trong phiên xét xử ngày 20/9, các bị cáo tiếp tục được phép đưa ra các quan điểm bào chữa bổ sung cho các ý kiến của các luật sư.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn thừa nhận năm 2014 có nhận tiền từ Hà Văn Thắm đi chăm sóc khách hàng nhưng đã dùng toàn bộ tiền hơn 246 tỷ chăm sóc khách hàng chứ không chiếm đoạt. Ông Sơn cũng đề nghị HĐXX minh oan cho bản thân với tội tham ô, ông cho rằng mình không thể chiếm đoạt tài sản của ông Thắm cũng như OceanBank hay PVN.
Ông Sơn xin được hưởng sự khoan hồng của pháp luật và xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt, ông sẽ dùng tài sản của mình để khắc phục hậu quả, giảm thiệt hại.
Bị cáo Nguyễn Thị Minh Thu thừa nhận mình có sai phạm khi thực hiện chăm sóc khách hàng, tuy nhiên, Thu cho rằng mình thực hiện công việc là do sự chỉ đạo của Sơn và Thắm. Bị cáo Thu mong HĐXX xử với một mức án răn đe để sớm quay trở lại cộng đồng. Sau đó Thu xin HĐXX xem xét đối với các bị cáo còn lại.
Trong phần tự bào chữa của mình, bị cáo Nguyễn Văn Hoàn cho rằng việc quy kết mình tội danh vi phạm quy định về cho vay của các TCTD. Ông Hoàn cho rằng ở đây có dấu hiệu lừa đảo, Công ty Trung Dung đã lừa ngân hàng từ việc lập sai hồ sơ. Bị cáo đề nghị HĐXX làm rõ ai là người làm giả hồ sơ vay của Cty Trung Dung. Ông Hoàn cũng đề nghị xem xét lại nội dung biên bản 3 bên để làm rõ trách nhiệm của các bên.
Bị cáo Đỗ Đại Khôi Trang yêu cầu xem xét trách nhiệm của Phó TGĐ Trần Thanh Quang để làm sáng tỏ nội dung. Bà cho rằng số tiền mà phải chịu trách nhiệm liên đới là 1.200 tỷ thực sự rất oan ức. Xúc động trong phần bào chữa, bà Trang gửi lời nhắn nhủ tới ông Hà Văn Thắm - cựu lãnh đạo của mình rằng: "Trong thời điểm 2011, anh cứ để ngân hàng phá sản thì sẽ không có ai bị truy tố và chịu trách nhiệm hình sự như ngày hôm nay".
Bị cáo Nga - nguyên Kế toán trưởng của OceanBank thể hiện sự thẳng thắn của mình trong quá trình bào chữa. “Bị cáo có đủ tự trọng để nhân trách nhiệm về những gì mình làm” – bà Nga nói.
Bị cáo Nga giải thích việc chi lãi ngoài hoàn toàn là chi phí huy động (nên mới bị khống chế bởi TT 02) và việc hạch toán vào TK là đúng với các chứng từ là giấy báo có, giấy rút tiền đều không hề vi phạm Nghị định 46 và Thông tư 12.
Cuối lời, bị cáo Nga có lời cầu xin, nếu như bà không được xem xét giảm án thì bà cũng xin chấp nhận. Nhưng bà xin HĐXX miễn trách nhiệm dân sự cho chồng mình là ông Ngô Hải Nam - nguyên GĐ CN Quảng Ninh để có thể chăm sóc cho 2 con còn nhỏ.
'Giá để OceanBank phá sản từ năm 2011 thì không có ai bị truy tố như ngày hôm nay' Trong phiên tòa xét xử Hà Văn Thắm chiều 20/9, cuối phần tự bào chữa, bà Đỗ Đại Khôi Trang - nguyên GĐ Khối Khách hàng ... |
Những chiều lợi ích trong vụ án OceanBank: Chi lãi ngoài Trong quá trình xét xử vụ án OceanBank, nhiều mối quan hệ lợi ích dần lộ ra sau bức rèm kéo, những mối quan hệ ... |
Hà Văn Thắm xin chịu tội thay cho toàn bộ nhân viên cấp dưới Trong phiên toà xét xử ngày 19/9, bị cáo Hà Văn Thắm đã thừa nhận hai tội danh là Vi phạm quy định cho vay ... |