|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

HoREA: Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi cần ‘siết’ quy định đấu thầu dự án PPP, BT, BOT

14:31 | 22/09/2017
Chia sẻ
Dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) cần bổ sung quy định để đảm bảo việc lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư dự án, kể cả dự án PPP, BT, BOT, phải thông qua hình thức đấu giá đất; đấu thầu công khai lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư.
horea kien nghi du thao luat canh tranh sua doi can siet quy dinh dau thau du an ppp bt bot
Dự thảo Luật Cạnh tranh sửa đổi cần ‘siết’ quy định đấu thầu dự án PPP, BT, BOT. (Ảnh minh họa: VnEconomy)

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) vừa có công văn góp ý dự án Luật Cạnh tranh sửa đổi (sửa Luật Cạnh tranh năm 2004) với 4 nội dung cụ thể.

Theo đó, đối với thị trường bất động sản, dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) cần bổ sung một số quy định để đảm bảo việc lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư dự án, kể cả dự án PPP, BT, BOT, phải thông qua hình thức đấu giá đất; đấu thầu công khai lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư. Việc chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt theo quy định của Luật Đấu thầu.

Mục đích nhằm khắc phục tình trạng chỉ định thầu, nhà đầu tư một cách tràn lan, nhất là đối với các công trình - dự án bất động sản ở những vị trí đắc địa, gây tác động xấu đến môi trường kinh doanh, tính cạnh tranh.

horea kien nghi du thao luat canh tranh sua doi can siet quy dinh dau thau du an ppp bt bot Vi phạm tại 6 dự án BOT, BT ở TP HCM
horea kien nghi du thao luat canh tranh sua doi can siet quy dinh dau thau du an ppp bt bot TTCP vạch rõ sai phạm hơn 2.100 tỷ đồng tại 6 dự án BOT, BT ở TP HCM

Ngoài ra, quy định “thỏa thuận thông đồng trong đấu thầu" tại khoản 4 Điều 11 dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) khác biệt thuật ngữ với quy định về "thông thầu" tại khoản 3 Điều 89 Luật Đấu thầu. HoREA đề nghị sử dụng khái niệm "thông thầu" trong Luật Đấu thầu để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật.

Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm khi thỏa thuận đó có khả năng hoặc thực sự gây tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường được quy định tại khoản 2 Điều 12 dự thảo Luật; và đánh giá khả năng hoặc tác động này được quy định tại điều 13 dự thảo Luật. Hiệp hội nhận thấy cụm từ "một cách đáng kể" nếu không được định lượng hoặc có tiêu chí đánh giá thì sẽ khó áp dụng thực tế. Vì vậy, trong dự thảo Luật, Chính phủ cần quy định chi tiết thế nào là hành vi gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

Cuối cùng, về hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Chương VI dự thảo Luật, các tiêu chí xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh cần quy định cụ thể; Chính phủ cũng cần quy định các chế tài đối với trường hợp vi phạm.

horea kien nghi du thao luat canh tranh sua doi can siet quy dinh dau thau du an ppp bt bot Vẫn chồng chéo quản lý trong Luật Cạnh tranh

Ngày 21/9, đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM đã tổ chức họp góp ý cho Luật Cạnh tranh.

horea kien nghi du thao luat canh tranh sua doi can siet quy dinh dau thau du an ppp bt bot Quốc hội lùi việc lấy ý kiến dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi) sang kỳ họp sau

Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định lùi thời gian trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật cạnh tranh (sửa đổi) từ ...

horea kien nghi du thao luat canh tranh sua doi can siet quy dinh dau thau du an ppp bt bot Luật Cạnh tranh: Đã đến lúc phải sửa

Mặc dù Luật Cạnh tranh đã có (từ năm 2005) song hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường vẫn xuất hiện nhiều ...

Linh Lê