Hà Nội: Đến 31/5 tín dụng ước tăng 6,82%
Hà Nội: Đến 31/5 tín dụng ước tăng 6,82% (Ảnh minh hoạ) |
NHNN Hà Nội vừa báo cáo về tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn tháng 5/2017 cho biết, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD tiếp tục tăng trưởng tốt. Sở dĩ như vậy do trong tháng các TCTD đã tích cực sử dụng nhiều biện pháp để tăng trưởng nguồn vốn huy động như: triển khai các sản phẩm tiền gửi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ về huy động vốn để thu hút nguồn tiền gửi của dân cư, đồng thời tiếp cận những khách hàng là tổ chức có nguồn vốn nhàn rỗi để tăng nguồn vốn huy động.
Dự kiến đến 31/5/2017, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn Hà Nội đạt 1.717.445 tỷ đồng, tăng 4,44% so với 31/12/2016. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng 5,44%, tiền gửi thanh toán tăng 4,07%, tiền gửi bằng VND tăng 6,13%, tiền gửi bằng ngoại tệ giảm 2,52% so với 31/12/2016.
Về hoạt động tín dụng, NHNN Hà Nội cho biết, thực hiện chỉ đạo NHNN Việt Nam và UBND thành phố, các TCTD trên địa bàn đã tích cực thực hiện các biện pháp tăng trưởng tín dụng, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Dự kiến đến 31/5/2017, tổng dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn đạt 1.562.514 tỷ đồng, tăng 6,82% so với 31/12/2016. Trong đó, dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.207.723 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 77,3% và tăng 8,09% so với 31/12/2016. Dư nợ ngắn hạn 44,1% và tăng 7,33%, dư nợ trung và dài hạn chiếm 55,9% và tăng 8,69%, dư nợ cho vay bằng VND chiếm 89% và tăng 8,23%; dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chiếm 11% và tăng 6,96% so với 31/12/2016.
Đặc biệt, các NHTM và chi nhánh NHTM trên địa bàn Hà Nội đã cam kết cho vay theo chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp 315.155 tỷ đồng; Dư nợ cho vay đạt 291.258 tỷ đồng.
Song song với việc mở rộng tín dụng, các TCTD trên địa bàn cũng rất quan tâm nâng cao chất lượng tín dụng. Nhờ đó, đến 30/4/2017, nợ quá hạn của các TCTD trên địa bàn chiếm 2,94% trong tổng dư nợ.
Trong tháng 5/2017, các TCTD trên địa bàn thực hiện nghiêm túc quy định về lãi suất của NHNN. Cụ thể, lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng ở mức từ 4,5-5,5%/năm; kỳ hạn từ 6 - 12 tháng phổ biến ở mức 5,5-7%/năm; đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên phổ biến ở mức 6,5-8%/năm.
Lãi suất cho vay VND đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, ở mức 9-10%/năm đối với cho vay trung và dài hạn. Lãi suất cho vay VND đối với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thường ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch được các TCTD áp dụng mức lãi suất cho vay thấp hơn.
HSC: Chênh lệch thanh khoản âm thúc đẩy lãi suất tăng
Tín dụng tháng 4 tăng 20,2% so với cùng kỳ trong khi cung tiền M2 chỉ tăng 17% dẫn đến chênh lệch thanh khoản tự ... |
NHNN có thể nới thêm 1-2% tăng trưởng tín dụng
Lạm phát thấp tạo điều kiện để NHNN tiếp tục chính sách nới lỏng tiền tệ. Trong đó không loại trừ việc NHNN nới lỏng chỉ ... |
Hà Nội: Tín dụng 4 tháng ước tăng 3,62%
Các TCTD mở rộng tín dụng đi đôi với việc đảm bảo an toàn, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong ... |