|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Gỡ khó cho ngành hàng cá tra

06:51 | 30/03/2018
Chia sẻ
Năm 2018, ngành hàng cá tra Việt Nam đề ra mục tiêu xuất khẩu đạt từ 2 đến 2,2 tỷ USD. Tuy nhiên, trước những diễn biến mới từ các thị trường xuất khẩu truyền thống, cũng như những khó khăn nội tại của sản xuất trong nước, để ngành cá tra phát triển ổn định, bền vững, cần nhiều giải pháp đồng bộ.
go kho cho nganh hang ca tra Nguồn cung khan hiếm, thị trường cá tra nguyên liệu ‘sốt’ giá không ngừng
go kho cho nganh hang ca tra Thượng nghị sĩ John McCain lại lên tiếng bảo vệ cá tra Việt Nam
go kho cho nganh hang ca tra Infographic: Mỹ áp thuế 'khủng', DN cá tra Việt lo mất thị trường
go kho cho nganh hang ca tra Cá tra 'quá sức' với 2 tỷ USD?
go kho cho nganh hang ca tra Doanh nghiệp cá tra nào trụ vững trước 'cơn bão' thuế chống bán phá giá?
go kho cho nganh hang ca tra
Chế biến cá tra phi-lê xuất khẩu tại Khu công nghiệp Trà Nóc (TP Cần Thơ).

Đối mặt nhiều khó khăn

Những tháng đầu năm 2018, giá cá tra nguyên liệu cao và ổn định ở mức từ 28 đến 31 nghìn đồng/kg đã giúp người nuôi và doanh nghiệp xuất khẩu có lãi, tạo động lực để họ tái đầu tư sản xuất. Chỉ riêng tháng 1-2018, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 172,5 triệu USD, tăng hơn 43% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, hiện nay, sản xuất cá tra đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ nội tại ngành cá tra trong nước và nhiều rào cản từ thị trường xuất khẩu.

Một thách thức lớn đối với ngành cá tra hiện nay là thiếu hụt con giống, chất lượng nguồn giống cũng không bảo đảm, mặc dù vùng đồng bằng sông Cửu Long có gần 2.000 cơ sở sản xuất cá giống, với sản lượng hơn hai tỷ con/năm. Nguyên nhân, do nhiều đàn cá bố mẹ bị thoái hóa, cá hậu bị chưa đạt yêu cầu, việc ương nuôi cá con của các cơ sở không bảo đảm quy trình, dẫn đến tỷ lệ cá con bị chết hơn 60%, đến khi thả nuôi thương phẩm tỷ lệ hao hụt khoảng 50%, làm tăng chi phí, giá thành sản xuất cá tra. Ngoài ra, do giá cá tra nguyên liệu đang ở mức cao, người nuôi lãi lớn nên đã xuất hiện tình trạng ồ ạt thả nuôi cá tra, nếu không có sự kiểm soát kịp thời rất dễ dẫn đến dư thừa sản lượng, khiến giá cá giảm, đẩy người nuôi vào thua lỗ, phá sản như những năm trước đây.

Bên cạnh đó, việc xuất khẩu cá tra vào hai thị trường truyền thống là Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU) hiện rất khó khăn do thuế chống bán phá giá cao và các rào cản kỹ thuật. Đáng chú ý, ngày 17-3 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ra quyết định cuối cùng của kỳ xem xét hành chính lần thứ 13 (POR 13) thuế chống bán phá giá cá tra phi-lê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, với mức thuế được xem là cao nhất từ trước đến nay. Theo đó, có chín doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nằm trong nhóm phải chịu thuế chống bán phá giá với mức thuế từ 3,87 USD/kg. Mức thuế này cao gấp 1,6 lần so với mức thuế mà Mỹ đưa ra trong quyết định sơ bộ POR13 hồi tháng 9-2017, cao gấp 4,9 lần so với mức thuế suất riêng lẻ trong kỳ xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12) trước đó. Ngoài ra, có hai doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam là Cadovimex II Seafoods và Hoang Long Seafoods chịu thuế chống bán phá giá lên tới 7,74 USD/kg. Với thuế suất này, cá tra Việt Nam rất khó vào được thị trường Mỹ.

Một thị trường khác là Trung Quốc, thị trường xuất khẩu số 1 của cá tra Việt Nam năm 2017 chiếm khoảng 40% thị phần. Mặc dù thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu ngày càng tăng, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam không nên lệ thuộc vào thị trường này vì tính thiếu ổn định và nguy cơ rủi ro dù xuất khẩu chính ngạch hay tiểu ngạch. Đó là chưa kể cá tra Việt Nam bị sản phẩm của hai quốc gia mới tham gia xuất khẩu cá tra trong khu vực là In-đô-nê-xi-a và Băng-la-đét cạnh tranh.

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng, để phát triển bền vững ngành hàng cá tra, cần nâng cao chất lượng cá tra thương phẩm bắt đầu từ việc nâng cao chất lượng cá giống. Vì vậy, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cần đánh giá lại chất lượng cá tra bố mẹ đã chuyển giao cho các cơ sở sản xuất cá giống khu vực đồng bằng sông Cửu Long xem số lượng, chất lượng cá tra bố mẹ có đáp ứng yêu cầu hay không. Đồng thời có chương trình nâng chất lượng cá bố mẹ một cách căn cơ nhằm tăng tỷ lệ cá con sống sau sinh. Cùng với đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về đất đai, vốn, giống… để doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất cùng các cơ sở nhằm nâng cao chất lượng cá giống.

Trong bối cảnh thị trường Mỹ áp thuế chống bán phá giá cao như hiện nay, những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra không nằm trong danh sách áp thuế chống bán phá giá cũng cần củng cố lại vùng nguyên liệu, áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật cao trong nuôi cá tra để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu ở các thị trường khó tính. Bên cạnh giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống như ASEAN, EU, các doanh nghiệp cần quan tâm đến thị trường mới như Bra-xin, Trung Đông... Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: “VASEP sẽ quan tâm đấu tranh, tháo gỡ những rào cản ở thị trường xuất khẩu truyền thống và phát triển thị trường mới. Hiện VASEP đang xem xét có thể khiếu kiện lên Tòa án Thương mại quốc tế Hoa Kỳ vì việc áp thuế này mang tính áp đặt, không công bằng đối với doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam”.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Ngô Quang Trường, Tổng Giám đốc Công ty thủy sản Biển Đông (Khu công nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ) khẳng định: “Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống của cá tra Việt Nam và còn nhiều dư địa để phát triển. Dù Mỹ đang áp thuế chống bán phá giá cá tra cao nhưng công ty không bỏ rơi thị trường này mà tiếp tục củng cố, áp dụng quy trình nuôi, chế biến hiện đại để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu”.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, để ngành hàng cá tra phát triển bền vững, chúng ta cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cả cấp bách và lâu dài. Trong đó, cần triển khai nghiêm túc Nghị định 55/NĐ-CP về quản lý sản xuất, tiêu thụ cá tra và chất lượng cá tra phi-lê xuất khẩu. Trọng tâm là kiểm soát chất lượng, số lượng cá giống để cân đối cung cầu giống. Riêng với cá bố mẹ, Tổng cục Thủy sản và các địa phương cần rà soát ngay đàn cá tra giống bố mẹ để cân đối, điều chuyển đến những cơ sở sản xuất uy tín nhằm nâng cao chất lượng cá giống; kiểm soát việc nuôi cá tra thương phẩm, không để phát triển tự do. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp Bộ Công thương, VASEP tháo gỡ những rào cản thương mại, mở rộng thị trường mới đối với sản phẩm cá tra, đồng thời xây dựng chiến lược truyền thông bền vững, gắn với xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thanh Tâm - Minh Thanh

Nhóm cổ phiếu nào được dự báo hưởng lợi từ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ?
Dựa trên những điểm nhấn về chính sách, Agriseco cho rằng có nhiều điểm đối lập trong cách điều hành nền kinh tế của hai ứng cử viên tổng thống. Nhóm phân tích nêu sự tác động của cuộc bầu cử đến một số nhóm ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam.