|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Nguồn cung khan hiếm, thị trường cá tra nguyên liệu ‘sốt’ giá không ngừng

08:00 | 29/03/2018
Chia sẻ
Trong tháng 3, giá cá tra và tôm nguyên liệu tiếp tục tăng mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu cải thiện; trong đó, giá cá tra vẫn đang ở mức cao kỷ lục.
nguon cung khan hiem thi truong ca tra nguyen lieu sot gia khong ngung Cá tra 'quá sức' với 2 tỷ USD?
nguon cung khan hiem thi truong ca tra nguyen lieu sot gia khong ngung Vượt Mỹ và EU, Trung Quốc trở thành số 1 nhập khẩu cá tra Việt Nam

Thị trường cá tra nguyên liệu “sốt” giá

Thị trường cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng 3/2018 tiếp tục “nóng” trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm, giá thiết lập mức đỉnh mới, trung bình dao động ở mức 28.000 – 30.000 đ/kg, có nơi giá được đẩy lên đến 31.000 - 32.000 đ/kg, Bộ Nông nghiệp cho biết.

Hiện giá cá tra giống đã tăng gấp 2 - 3 lần, dao động ở mức từ 70.000 - 80.000 đ/kg tùy loại do nguồn cung khan hiếm.

Giá cá tra nguyên liệu liên tục tăng trong 3 tháng đầu năm nay nhờ thị trường xuất khẩu thuận lợi, trong khi nguồn cá tới lứa thu hoạch không nhiều.

Xét về sản lượng, sản lượng nuôi cá tra của các tỉnh ĐBSCL trong 3 tháng đầu năm 2018 ước đạt 230,2 ngàn tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số tỉnh nuôi cá tra trọng điểm đạt sản lượng lớn như: An Giang sản lượng đạt 73,3 nghìn tấn, tăng 3%; Đồng Tháp sản lượng đạt 78,4 nghìn tấn, tăng 7% so với cùng kỳ; Vĩnh Long sản lượng đạt 13,2 nghìn tấn, tăng 18,3% so với cùng kỳ.

nguon cung khan hiem thi truong ca tra nguyen lieu sot gia khong ngung
Nguồn cung khan hiếm, thị trường cá tra nguyên liệu ‘sốt’ giá không ngừng. (Ảnh minh họa)

Cung – cầu cân bằng, tôm nguyên liệu vẫn được giá

Bộ Nông nghiệp cho biết thị trường tôm trong tháng 3/2018 tiếp tục xu hướng tăng giá, đặc biệt là tôm sống tại, do nhu cầu tiêu dùng của người dân sau Tết tăng cao. Tuy nhiên, giá tôm ướp đá giảm nhẹ so với tháng trước bởi nguồn cung tương đối ổn định.

Tại Bạc Liêu, giá tôm sú oxy loại 20 - 40 con/kg tăng thêm khoảng 10.000 - 25.000 đồng/kg so với tháng trước, dao động 260.000 - 385.000 đ/kg; giá tôm sú ướp đá cỡ 20 - 40 con/kg dao động 150.000 – 270.000 đồng/kg, giảm 10.000 - 20.000 đồng/kg so tháng trước; tôm thẻ loại 80 - 100 con/kg giá từ 95.000 - 100.000 đồng/kg.

Ngoài ra, giá tôm nguyên liệu cũng tăng nhờ nhu cầu xuất khẩu cải thiện. Tôm thẻ chân trắng cỡ 60 - 70 con/kg có giá từ 120.000 - 130.000 đồng/kg; cỡ 100 - 110 con/kg có giá từ 100.000 - 110.000 đồng/kg. Tôm sú cỡ 40 - 50 con/kg có giá từ 210.000 - 230.000 đồng/kg; cỡ 10 - 20 con/kg có giá từ 280.000 - 300.000 đồng/kg.

Tình hình nuôi tôm nước lợ 3 tháng đầu năm nhìn chung thuận lợi hơn so với cùng kỳ. Do thời tiết thuận lợi nên một số hộ thả nuôi sớm đã cho thu hoạch và đạt sản lượng cao.

Sản lượng tôm nước lợ cả nước 3 tháng đầu năm 2018 ước đạt 82,5 nghìntấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng tôm sú ước đạt 42,3 nghìn tấn, sản lượng tôm thẻ ước đạt 40,3 nghìn tấn. Riêng vùng ĐBSCL, sản lượng tôm sú ước đạt 33,8 nghìn tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng tôm thẻ ước đạt 32,2 nghìn tấn, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Nhìn chung cả quý I/2018, thị trường tôm nguyên liệu diễn biến khá thuận lợi với nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu.

Tình hình xuất khẩu thủy sản quý I

Cả cá tra và tôm nguyên liệu đều giữ được xu hướng tăng trong cả quý I nên xuất khẩu thủy sản trong 3 tháng đầu năm nay ước tăng tới 11,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,7 tỷ USD. Trong đó, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc là 4 nước nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong hai tháng đầu năm, chiếm tới 50,5% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu thủy sản trong quý I cũng tăng mạnh tới 32,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 423 triệu USD.

Oanh Oanh

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.