|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam lên cao nhất hơn 3 năm

08:00 | 26/01/2018
Chia sẻ
Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan đều lên cao nhất trong nhiều tháng qua, nhờ đấu thầu thành công hợp đồng với Indonesia.
gia gao xuat khau cua viet nam len cao nhat hon 3 nam Philippines hoãn kế hoạch nhập khẩu 250.000 tấn gạo
gia gao xuat khau cua viet nam len cao nhat hon 3 nam Giá lúa gạo tại ĐBSCL lên đỉnh sau khi Việt Nam trúng thầu hợp đồng với Indonesia
gia gao xuat khau cua viet nam len cao nhat hon 3 nam Việt Nam trúng thầu 141.000 tấn gạo XK sang Indonesia

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam, Thái Lan tăng mạnh nhờ hợp đồng mới Indonesia

Cụ thể, giá gạo 5% tấm của Việt Nam xuất tại cảng Sài Gòn tăng lên 450 USD/tấn, mức cao nhất trong hơn 3 năm qua. Giới thương lái cho biết, dù giá cao nhưng người bán vẫn dè dặt bán ra vì tồn kho gạo rất thấp vào cuối vụ. Vụ thu hoạch gần nhất dự kiến sẽ bắt đầu từ cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3.

Giá gạo tăng sau khi chính phủ Indonesia thông báo Công ty Vinafood I và II của Việt Nam đã trúng thầu hợp đồng xuất khẩu 141.000 tấn gạo trắng sang Indonesia. Trong đó, Vinafood II đã ký hoàn tất hợp đồng với Indonesia từ cuối tuần trước.

gia gao xuat khau cua viet nam len cao nhat hon 3 nam
Ảnh: Reuters

Tương tự Việt Nam, giá gạo 5% tấm của Thái Lan xuất tại cảng Bangkok cũng tăng lên 440 – 448 USD/tấn, mức cao nhất kể từ tháng 6/2017.

Trong đợt đấu thầu vừa qua, hợp đồng xuất khẩu gạo sang Indonesia mà Thái Lan giành được chỉ vào khoảng 120.000 tấn. Tuy nhiên, giới thương lái Thái Lan đồn đoán Indonesia đang đàm phán với nước này để nhập khẩu thêm 150.000 tấn gạo.

“Đây [hợp đồng xuất khẩu gạo sang Indonesia] là yếu tố lớn nhất và duy nhất đẩy giá gạo Thái Lan tăng. Hiện tại, thị trường gạo Thái Lan không còn giao dịch nào khác và nguồn cung gạo vẫn ổn định,” một thương lái ở Bangkok cho biết.

Giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ chạm mốc cao nhất khoảng 6 năm rưỡi

Giá gạo độ 5% tấm của Ấn Độ tăng 12 USD lên 444 – 448 USD/tấn trong tuần này, ghi nhận mức giá cao nhất kể từ tháng 9/2012.

“Giá gạo tại Ấn Độ gần đây liên tục tăng mạnh. Dù giá cao nhưng người mua vẫn sẵn sàng đặt hàng, vì họ sợ giá gạo có thể lên cao hơn nữa,” ông M. Adishankar, Giám đốc công ty xuất khẩu Sri Lalitha tại bang Andhra Pradesh, cho hay.

Tại Ấn Độ, giá gạo tăng cũng nhờ hợp đồng xuất khẩu 20.000 tấn gạo vừa ký kết với Indonesia. Bên cạnh đó, chính phủ Bangladesh cũng vừa thông qua kế hoạch nhập khẩu 100.000 tấn gạo đồ từ nước này.

Giới thương lái Ấn Độ kỳ vọng vào khả năng Philippines và Indonesia sẽ mua nhiều hơn nữa trong những tháng tới để lấp đầy kho gạo quốc gia.

“Thị trường đang kỳ vọng Indonesia và Philippines sẽ mua thêm. Trong khi đó, Bangladesh và các nước châu Phi cũng đang giao dịch sôi động trở lại trên thị trường gạo và chủ yếu mua hàng từ Ấn Độ,” đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu ở bang Andhra Pradesh nói.

Hiện tại, nguồn cung gạo tại tất cả quốc gia xuất khẩu đều đang dần cạn kiệt, và đây có thể là động lực giúp giá gạo tăng thêm 10 – 15 USD/tấn trong những tuần tới, đại diện này dự báo.

Ngoài ra, thị trường cũng đang chờ đợi thông tin mới từ Philippines sau khi Ủy ban An ninh Lương thực về Gạo (FSC) quyết định hoãn kế hoạch nhập khẩu 250.000 tấn gạo của Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA). Quyết định của FSC khiến thị trường khá hụt hẫng nhưng theo đại diện của ủy ban này, nguồn cung gạo của Philippines hiện vẫn đủ để đáp ứng yêu cầu tối thiểu của chính phủ.

Thanh Tùng

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.