|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo tại ĐBSCL lên đỉnh sau khi Việt Nam trúng thầu hợp đồng với Indonesia

12:11 | 22/01/2018
Chia sẻ
Giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng tuần thứ ba liên tiếp tính đến ngày 18/1, vì nhu cầu thu mua gạo tăng để thực hiện hợp đồng mới với Indonesia.
gia lua gao tai dbscl len dinh sau khi viet nam trung thau hop dong voi indonesia Việt Nam trúng thầu 141.000 tấn gạo XK sang Indonesia
gia lua gao tai dbscl len dinh sau khi viet nam trung thau hop dong voi indonesia Chính phủ Indonesia cho phép nhập khẩu 500.000 tấn gạo Việt Nam, Thái Lan

Bảng giá lúa gạo trong tuần tính đến ngày 18/1 (đơn vị: đồng/kg)

Loại

Giá

Thay đổi so với tuần trước
Lúa khô loại thường 6.150 - 6.250 + 150
Lúa khô loại dài 6.350 - 6.450 + 150
Gạo nguyên liệu loại 1 (làm ra gạo 5% tấm) 8.300 - 8.400 + 200 - 300
Gạo nguyên liệu loại 2 (làm ra gạo 25% tấm) 7.800 - 7.900 + 200
Gạo thành phẩm 5% tấm 9.000 - 9.200 + 300 - 400
Gạo thành phẩm 15% tấm 8.800 - 9.000 + 350
Gạo thành phẩm 25% tấm 8.600 - 8.800 + 400 - 500

Tính đến ngày 18/1, theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp & PTNT, các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL đã thu hoạch khoảng 50.000 ha của vụ Đông Xuân 2017 - 2018 trên khoảng 1,4 triệu ha xuống giống.

Bộ Công Thương cho biết, Việt Nam vừa trúng thầu hợp đồng xuất khẩu với khối lượng lớn nhất, 141.000 tấn gạo trắng, sang Indonesia. Giá trúng thầu (giá C&F) của Việt Nam là 466 USD/tấn (lô 70.000 tấn) và 464 USD/tấn (lô 71.000 tấn).

gia lua gao tai dbscl len dinh sau khi viet nam trung thau hop dong voi indonesia
Ảnh minh họa.

Tình hình tại một số nước xuất khẩu gạo lớn

Tại Ấn Độ, giá basmati đang tăng trên thị trường quốc tế với việc Iran có thể sớm bắt đầu nhập khẩu loại gạo này. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho rằng Iran có thể bắt đầu nhập khẩu vào tuần tới. Dự kiến Iran sẽ chính thức thôn báo cho phép nhập khẩu basmati vào ngày 22/1.

Tại Myanmar, Liên đoàn Gạo Myanmar dự báo xuất khẩu gạo sẽ vượt 3 triệu tấn trong năm tài khóa 2017 2018. Đến ngày 5/1, nước này đã giao hơn 2,6 triệu tấn gạo trong năm tài khóa này, với trị giá xuất khẩu tăng khoảng hơn 480 triệu USD trong năm qua.

Trong đợt đấu thầu nhập 500.000 tấn gạo của Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia, Việt Nam đã trúng thầu hợp đồng 141.000 tấn gạo, Thái Lan trúng 120.000 tấn gạo, Pakistan trúng 65.000 tấn gạo và Ấn Độ trúng 20.000 tấn gạo. Gạo giao dịch là loại trắng thu hoạch trong niên vụ 2017 - 2018 (đã thu hoạch không quá 6 tháng), 0-5% tấm và 5-25% tấm. Hàng sẽ giao tới Indonesia muộn nhất là ngày 28/2.

Tình hình tại một số nước nhập khẩu gạo lớn

Tại Philippines, chính phủ đang lập kế hoạch nhập khẩu 250.000 tấn gạo sớm nhất có thể để tăng tồn kho. Nếu kế hoạch được chấp thuận trong tháng này, dự báo lượng gạo nhập khẩu này sẽ được giao trong tháng 4 hoặc tháng 5. Philippines thường mua gạo từ Việt Nam và Thái Lan. Triển vọng về các thỏa thuận với Philippines đã thúc đẩy giá xuất khẩu tại Việt Nam tăng trong những ngày gần đây.

Tại Indonesia, chính phủ vừa chốt hợp đồng nhập khẩu 500.000 tấn gạo với 4 nước, gồm Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Ấn Độ, để bình ổn giá nội địa. Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc đề xuất Indonesia tăng tồn kho gạo lên 1,1 - 1,8 triệu tấn, thấp hơn nhiều so với hiện tại.

Tình hình giá gạo châu Á

Giá châu Á tăng do cung "hạn chế" khi không còn nguồn cung gạo giá rẻ từ Myanmar sau bê bối gian lận. Hơn nữa, tồn kho tại châu Á cũng đang giảm trong khi nhu cầu mua mới lại phát sinh từ Iraq, Indonesia, Malaysia và Philippines.

Thái Lan thông báo nhu cầu mua 40.000 tấn gạo của Malaysia trong khi vừa chốt thầu với Indonesia. Thị trường tăng nhờ baht Thái tăng giá; khả năn mua Indonesia và Philippines đẩy giá cao hơn.

Thị trường Pakistan vững vì vẫn chào giá tốt nhất với nhu cầu mua gạo trắng và gạo tấm.

Thị trường Ấn Độ tiếp tục bị dẫn dắt bởi nhu cầu Bangladesh vì giá nội địa ổn định cùng với rupee Ấn Độ tăng, và thị trường phản ánh nhu cầu gạo đồ tăng.

Thanh Tùng