Chính phủ Indonesia cho phép nhập khẩu 500.000 tấn gạo Việt Nam, Thái Lan
Nigeria tuyên bố sẽ dừng nhập khẩu gạo trong năm 2018 | |
Hội đồng Lương thực Philippines đồng ý nhập khẩu thêm 250.000 tấn gạo |
“Chúng tôi vừa cấp giấy phép để nhập khẩu 500.000 tấn gạo cho tới ngày 28/2,” ông Oke Nurwan, Tổng giám đốc Sở ngoại thương thuộc Bộ Thương mại, cho biết. Theo quy định của chính phủ, Tổng cục Hậu cần Quốc gia (Bulog) sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm việc nhập khẩu này, thay vì công ty thương mại Perusahaan Perdagangan Indonesia (PPI) như dự kiến ban đầu.
Chính phủ Indonesia cho phép nhập khẩu 500.000 tấn gạo Việt Nam, Thái Lan. (Ảnh: Reuters) |
Đề cập đến nguyên nhân, chính phủ Indonesia cho biết nước này cần phải nhập khẩu gạo vì giá gạo nội địa đã tăng vượt mức trần cho phép (hay còn gọi là mức giá gạo bán lẻ cao nhất – HET).
Theo dữ liệu ghi nhận được trên Hệ thống theo dõi thị trường chính quy của Bộ Thương mại Indonesia, giá gạo loại trung bình đã tăng lên mức trung bình 11.271 rupee/kg vào ngày 15/1, và tiếp tục tăng lên 11.291 rupee/kg trong ngày tiếp theo. Trong khi đó, Bộ Thương mại Indonesia áp giá trần đối với gạo loại trung bình hiện ở 9.450 rupee/kg tại một số tỉnh như Java Island, Lampung, South Sumatra, Bali, West Nusa Tenggara, và Sulawesi.
Mới đây, Bộ Công Thương cũng cho biết vừa nhận được thông báo mời thầu quốc tế của Bulog để nhập khẩu 500.000 tấn gạo trắng, bao gồm loại 0 – 5% tấm và 5 – 25% tấm, theo hình thức G2P. Xuất xứ gạo từ tất cả các nước và là gạo thu hoạch của vụ mùa xay xát năm 2017 - 2018 không quá 6 tháng.
Giá dự thầu tính theo USD/MT, theo điều kiện giao hàng CFR – FO cảng Indonesia. Hạn cuối nộp hồ sơ thầu là 15 giờ chiều ngày 18/1 (giờ Indonesia).
Chính phủ Indonesia cho biết đợt nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan này sẽ không gây ảnh hưởng đến ngành sản xuất gạo trong nước. Bởi, số gạo được nhập khẩu về sẽ chỉ được dùng để củng cố nguồn cung gạo của Bulog trong thời điểm cần triển khai nghiệp vụ thị trường.