Giá dầu biến động, chứng khoán châu Á giảm ngoại trừ Nhật Bản đi ngược
Tăng trưởng GDP Trung Quốc quý II sụt giảm, chứng khoán châu Á đi xuống | |
Thứ 6 ngày 13, Chứng khoán châu Á ồ ạt tăng điểm |
Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng Index giảm 1,23% lúc 15h15 giờ HK/SIN với tất cả nhóm ngành đều phản ứng tiêu cực trước khi thị trường đóng cửa. Nhóm năng lượng dẫn đầu đà giảm với cổ phiếu của CNOOC (Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc) giảm 3,23% và Petrochina (CTCP Dầu khí Trung Quốc) giảm 2,97%.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai composite giảm 0,55%, tương ứng 15,42 điểm còn 2.798,62 điểm sau khi có thời điểm giảm tới 39 điểm. Chỉ số Shenzhen composite giảm 0,17%, kết phiên tại 1.600,08 điểm.
Đà giảm của thị trường Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh quốc gia này công bố dữ liệu tăng trưởng GDP quý II ở mức 6,7%, thấp hơn mức 6,8% trong 3 tháng đầu năm.
Thị trường chứng khoán châu Á (ảnh minh họa) |
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 0,18% xuống 2.297,92 điểm. Cổ phiếu các nhóm ngành sản xuất ô tô và bán lẻ tăng điểm nhưng nhóm công nghệ lại giảm. Trong đó, cổ phiếu Samsung Electronics giảm 0,43%.
Tại Australia, chỉ số S&P/ASX 200 giảm 0,61% còn 6.203,6 điểm với mức giảm 2,2% đến từ nhóm năng lượng do ảnh hưởng từ giá dầu. Các mã nhóm dầu khi không khả quan khi cổ phiếu Woodside Petroleum giảm 2,42% và Santos giảm 2,13%.
Điểm sáng hiếm hoi từ thị trường khu vực đến từ Nhật Bản với chỉ số Nikkei 225 tăng 0,44%, tương ứng 100,01 điểm lên 22.697,36 điểm vào thời điểm đồng Yên vẫn suy yếu. Chí số này có thời điểm chạm mức 22.833,22 điểm.
Nhiều nhóm ngành thị trường này tích cực với nhóm đường sắt tăng 2,29% và dẫn đầu đà tăng. Dù vậy, nhóm khai thác khoáng sản và dầu khí lại giảm.
Chỉ số cổ phiếu MSCI Inidex khu vực châu Á Thái Bình Dương trừ Nhật bản giảm 0,46% trong phiên chiều giờ khu vực.
Một số chỉ số thị trường chứng khoán châu Á (Nguồn: VNDirect) |
Giới đầu tư vẫn hướng tới theo dõi tranh chấp thương mại giữa Mỹ và các quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo về căng thẳng thương mại mặc dù vẫn đánh giá mức tăng trưởng toàn cầu năm nay ở mức 3,9%.
Giá dầu giảm sau khi Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Steve Mnuchin xem xét việc nhập khẩu dầu thô từ Iran. Việc giảm cũng đến từ lượng cung vượt mức trên thị trường. Theo đó, hợp đồng dầu thô WTI giảm 0,38% xuống 67,8 USD/thùng. Hợp đồng dầu Brent giảm 0,42% xuống 71,53 USD/thùng sau khi chạm mốc thấp nhất từ giữa tháng 4.
Tại thị trường tiền tệ, chỉ số Dollar Index, theo dõi đồng bạc xanh với rổ tiền tệ, giao dịch ở mức 94,406, thấp hơn mốc 94,5 thứ Hai (16/7). So với đồng Yên, đồng USD ở mức 112,33 Yên lúc 14h55 giờ HK/SIN.
Xem thêm |