|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

‘Đến 2020, Việt Nam sẽ xuất khẩu BĐS tại chỗ, thu ngoại tệ từ khách hàng cá nhân’

16:05 | 09/12/2017
Chia sẻ
Theo Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group, giai đoạn 2018 - 2020, thị trường BĐS Việt Nam sẽ thực sự hội nhập, doanh nghiệp BĐS sẽ thu được ngoại tệ từ chính các khách hàng cá nhân nước ngoài chứ không phải qua hình thức đầu tư FDI nữa.
den 2020 viet nam se xuat khau bds tai cho thu ngoai te tu khach hang ca nhan chu khong chi qua dau tu fdi Vẫn tồn tại tình trạng đóng đủ tiền nhưng không có sổ đỏ, bảo lãnh dự án có cần thiết?
den 2020 viet nam se xuat khau bds tai cho thu ngoai te tu khach hang ca nhan chu khong chi qua dau tu fdi Sẽ có giao dịch bất động sản bằng bitcoin?

Người Việt sẽ dễ dàng mua nhà ở nước ngoài và ngược lại

Bên lề Hội thảo “Thị trường Bất động sản Việt Nam 2017 - 2018: Toàn cảnh và Dự báo” diễn ra hôm nay (ngày 9/12), ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group đưa ra nhận định, năm 2018 sẽ là năm bản lề cho nền kinh tế Việt Nam khi thực hiện đủ các thỏa thuận WTO sau suốt 12 năm chờ đợi.

“2 đến 3 năm tới, thị trường bất động sản (BĐS) sẽ toàn cầu hóa thực sự, người Việt Nam sẽ dễ dàng đi mua nhà ở nước ngoài và ngược lại - người nước ngoài cũng sẽ mua nhà nhiều hơn tại nước ta.

Việc xuất khẩu BĐS sẽ diễn ra ngay tại chỗ, doanh nghiệp sẽ thu được ngoại tệ từ chính các khách hàng cá nhân nước ngoài chứ không phải qua hình thức đầu tư FDI nữa”, ông Phạm Thanh Hưng đưa ra viễn cảnh thị trường BĐS 2018 - 2020.

den 2020 viet nam se xuat khau bds tai cho thu ngoai te tu khach hang ca nhan chu khong chi qua dau tu fdi
Hội thảo “Thị trường Bất động sản Việt Nam 2017 - 2018: Toàn cảnh và Dự báo”. (Ảnh: Hiếu Quan)

Những dự án BĐS trong tương lai vì thế sẽ có giá trị lên đến con số hàng tỷ USD, hiện đã có rất nhiều dự án du lịch, nghỉ dưỡng trị giá hàng tỷ USD được duyệt. Điều này giúp thị trường khởi sắc nhưng cũng gây ra áp lực cho các chủ đầu tư.

Tỷ lệ người nước ngoài tìm kiếm thông tin BĐS Việt Nam rất cao

Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group dẫn kết quả Batdongsan.com cung cấp cho thấy tỷ lệ người Mỹ, Đức, Anh tìm kiếm thông tin về BĐS Việt Nam rất cao. Ngay trong khu vực, các nhà đầu tư Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong... cũng đang tham gia vào đầu tư BĐS Việt Nam khiến giá sản phẩm phân khúc trung và cao cấp biến động theo xu hướng tăng lên.

“Giá BĐS Việt Nam bị coi là cao so với thu nhập của người dân trong nước nhưng lại chỉ bằng với số tiền tích lũy mỗi năm của người Hàn Quốc (khoảng 2-3 tỷ đồng). Hàn Quốc có hàng triệu người tích lũy được mức tiền đó mỗi năm, trong khi cũng có hàng trăm nghìn người Hàn đang sống và làm việc tại Việt Nam. Doanh nghiệp BĐS có thể “đón nóng” các khách hàng này”, ông Hưng nói.

den 2020 viet nam se xuat khau bds tai cho thu ngoai te tu khach hang ca nhan chu khong chi qua dau tu fdi
Top 5 dự án BĐS được người nước ngoài tìm kiếm và top 5 quốc gia tìm kiếm về BĐS Việt Nam nhiều nhất. (Nguồn: Batdongsan.com)

Cần sàn lọc các dự án FDI và cam kết chuyển giao công nghệ chặt chẽ

Cũng bình luận về vấn đề dòng vốn FDI đang đổ vào Việt Nam, Chuyên gia kinh tế tài chính TS. Cấn Văn Lực đánh giá năm 2017 là năm thu hút thành công nguồn vốn FDI cả trực tiếp và gián tiếp.

Dòng vốn FDI trực tiếp từ đầu năm đến nay đạt khoảng 33 tỷ USD, cuối năm dự kiến lên 35 tỷ USD - tăng rất mạnh so với năm trước; mức giải ngân FDI dự kiến đạt mức kỷ lục là 17 - 18 tỷ USD, tăng 12 - 15% so với năm trước. Dòng vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường cổ phiếu, trái phiếu cũng rất ấn tượng - đạt khoảng 2,5 tỷ USD.

“Phía sau con số 33 tỷ USD đầu tư FDI chúng ta cũng cần tìm hiểu về chất lượng dòng vốn, ai là nhà đầu tư và việc đầu tư diễn ra như thế nào... Sau các sự cố môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các địa phương đã sàng lọc kỹ hơn đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài”, ông Lực đánh giá.

den 2020 viet nam se xuat khau bds tai cho thu ngoai te tu khach hang ca nhan chu khong chi qua dau tu fdi
Theo TS. Cấn Văn Lực, hoạt động M&A có thể sẽ nhộn nhịp hơn trong năm tới. (Ảnh: Hiếu Quân)

Tuy nhiên, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hiện còn tồn tại hạn chế về vấn đề chuyển giao công nghệ, chưa có nhiều kết nối giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài... Ngoài việc yêu cầu đối tác nước ngoài cam kết chặt hơn về việc chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp nội cần chủ động tái cơ cấu, “lớn lên” để làm ăn chuyên nghiệp hơn.

Nhận định về thị trường BĐS nói riêng và nền kinh tế năm 2018 nói chung, TS. Cấn Văn Lực dự báo, khi Quốc hội thông qua Nghị quyết 42 thì hoạt động M&A có thể sẽ nhộn nhịp hơn trong năm tới để xử lý nợ xấu và tái cơ cấu cho doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp cần dòng tiền luân chuyển mạnh hơn.

Năm 2018, dòng tiền sẽ tiếp tục khả quan như năm 2017, đầu tư tư nhân sẽ được Chính phủ khuyến khích, đầu tư nước ngoài giữ được đà tăng trưởng của năm 2017 và niềm tin của nhà đầu tư (đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài) đã tăng đáng kể - nhất là sau khi Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị APEC và đàm phám được Hiệp định CPTPP.

Hiếu Quân