|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Vẫn tồn tại tình trạng đóng đủ tiền nhưng không có sổ đỏ, bảo lãnh dự án có cần thiết?

15:15 | 08/12/2017
Chia sẻ
Nhiều chuyên gia vẫn đang có những ý kiến trái chiều về việc bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, bởi hơn hai năm nay, tình trạng người dân dù đã đóng đủ tiền nhưng không có sổ đỏ, thậm chí không có nhà.
van ton tai tinh trang dong du tien nhung khong co so do bao lanh du an co can thiet Thông tư 13 về bảo lãnh dự án BĐS hình thành trong tương lai có hiệu lực, giá nhà sẽ tăng?
van ton tai tinh trang dong du tien nhung khong co so do bao lanh du an co can thiet Ngân hàng sẽ thanh toán cho người mua khi chủ đầu tư không bàn giao đúng hạn

Người dân dù đã đóng đủ tiền nhưng không có sổ đỏ, thậm chí không có nhà

“Tôi ở trong hệ thống ngân hàng nhưng không nắm được thông tin hiện tại có bao nhiêu tiền đang được bảo lãnh cho nhà ở hình thành trong tương lai, cũng chẳng biết rằng trong các bảo lãnh đó có sự tranh chấp nào không?”.

Đây là một trong những quan điểm của Tiến Sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng tại hội thảo "Nhận diện cơ hội và rủi ro thị trường bất động sản năm 2018" diễn ra vào sáng ngày 8/12.

Theo ông Hiếu, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và NHNN cần xem lại việc bảo lãnh của ngân hàng thương mại cho nhà ở hình thành trong tương lai. “Mặc dù Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng đã thực hiện được hơn 2 năm, nhưng cho đến nay vẫn còn tình trạng người dân dù đã đóng đủ tiền nhưng không có sổ đỏ, thậm chí không có nhà, thì việc bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện ra sao?”.

Ông Hiếu kiến nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và NHNN xem xét lại việc có cho chủ đầu tư tiếp tục huy động tiền của dân chúng.

van ton tai tinh trang dong du tien nhung khong co so do bao lanh du an co can thiet
Hội thảo "Nhận diện cơ hội và rủi ro thị trường bất động sản năm 2018" diễn ra vào sáng ngày 8/12 (ảnh : Minh Anh)

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, dù có bao nhiêu quy định chăng nữa thì rủi ro vẫn tồn tại, cho đến khi nào cơ chế huy động vốn của người dân được hủy bỏ. "Cần chấm dứt tình trạng chủ đầu tư vơ đũa cả hai tay, tay trái lấy tiền của người dân, tay phải vay tiền ngân hàng", ông Hiếu nêu quan điểm.

Khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp có quyền thế chấp tài sản. Và ngân hàng có quyền không giải chấp cho đến khi nhận đủ tiền của doanh nghiệp. Rủi ro của người dân là khi ngân hàng chưa nhận được tiền của chủ đầu tư, ngân hàng sẽ không giải chấp và chủ đầu tư không thể giao nhà cho người mua.

Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, ngân hàng sẽ có lợi thế?

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho rằng: “Trong thời gian dài, thị trường bất động sản phát triển một cách bùng nổ tự do, không có kế hoạch, nhà nhà đi làm bất động sản từ các tổ chức đến cá nhân, dẫn đến nhiều rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh, đặc biệt là rủi ro cho người tiêu dùng – vốn được xem là phía yếu thế khi tham gia thị trường”.

Theo ông Khởi, tình trạng người dân dù đã đóng đủ tiền nhưng không có sổ đỏ, không có nhà đối với dự án trước 2015 nhưng đến bây giờ vẫn còn. Nhiều chủ đầu tư thực hiện huy động vốn không đúng theo yêu cầu từ những năm trước, đến giờ chưa có sản phẩm và chưa có cơ chế để xử lý. Còn đối với các dự án bắt đầu sau khi Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực và đặc biệt sau khi có thông báo danh sách các ngân hàng đủ điều kiện đứng ra bảo lãnh thì hoạt động kinh doanh bất động sản đã đi vào nề nếp hơn.

Mặc dù chưa có thống kê cụ thể về việc này nhưng ông khởi cho rằng, rủi ro trong hoạt động mua bán của người mua đã giảm đi rất nhiều. Bởi ngân hàng cùng chủ đầu tư có mục tiêu nhanh chóng đưa sản phẩm bất động sản ra thị trường, buộc chủ đầu tư có ý thức trách nhiệm hơn với người tiêu dùng và người tiêu dùng yên tâm hơn khi tham gia thị trường.

Bên cạnh đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) cho biết, kẽ hở trên thị trường vẫn nhiều, hoạt động quản lý môi giới bất động sản chưa tốt.

Hiện nay NHNN đã có thông tư mới về bảo lãnh. Người mua nhà hình thành trong tương lai sẽ nhận được thông báo trực tiếp của ngân hàng về bảo lãnh, nên hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản sẽ được quản lý chặt hơn, quyền lợi người tiêu dùng sẽ được bảo vệ tốt hơn.

Tuy nhiên khi thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, ngân hàng sẽ có lợi thế. Bởi trước đây, ngân hàng đã đồng hành với doanh nghiệp khi cho doanh nghiệp vay vốn, giờ khi đứng ra bảo lãnh sẽ được hưởng thêm phí bảo lãnh tối đa 2%, bây giờ có chia sẻ thông thường là 1%.

Minh Anh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.