|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

CPI 9 tháng đầu năm tăng 1,82%, mức tăng thấp nhất trong 5 năm kể từ 2016

10:14 | 29/09/2021
Chia sẻ
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng năm 2021 tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Theo Tổng cục Thống kê, CPI tháng 9 giảm 0,62% so với tháng trước, tăng 1,88% so với tháng 12/2020 chủ yếu do giá thuê nhà giảm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội; học phí năm học 2021-2022 được miễn, giảm tại một số địa phương; giá thực phẩm giảm do nguồn cung bảo đảm; hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 4 cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Cũng theo cơ quan này, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 5 nhóm có chỉ số giá giảm và 6 nhóm có chỉ số giá tăng so với tháng trước, trong đó nhóm đồ uống, thuốc lá tăng cao nhất (0,17%) và nhóm giáo dục có mức giảm nhiều nhất (2,89%).

So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 9 tăng 2,06%; CPI bình quân quý III tăng 2,51%. Tính chung 9 tháng năm 2021, CPI tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.

Đây cũng là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Tốc độ tăng CPI bình quân 9 tháng so với cùng kỳ năm trước các năm 2016-2021 lần lượt là: tăng 2,07%; tăng 3,79%; tăng 3,57%; tăng 2,5%; tăng 3,85%; tăng 1,82%.

CPI 9 tháng đầu năm tăng 1,82%, mức tăng thấp nhất trong 5 năm kể từ năm 2016 - Ảnh 1.

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Lạm phát cơ bản tháng 9 giảm 0,26% so với tháng trước, tăng 0,74% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 0,88% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Chỉ số giá vàng tháng 9 giữ ổn định so với tháng trước; giảm 1,64% so với tháng 12/2020 và giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2020. 

Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 9 giảm 0,48% so với tháng trước; giảm 1,14% so với tháng 12/2020 và giảm 1,35% so với cùng kỳ năm 2020 do nhu cầu mua bán ngoại tệ hạn chế trong điều kiện giãn cách xã hội kéo dài.

Phương Trang

Nên bỏ tiền vào tài sản đầu tư nào: Vàng, chứng khoán hay bất động sản?
Rót tiền vào đâu luôn là mối quan tâm thường trực của các nhà đầu tư. Việc quyết định đầu tư vàng, cổ phiếu hay bất động sản... phụ thuộc vào tình hình vĩ mô cùng những thông tin kinh tế, xã hội trong nước và thế giới. Tuy nhiên, không có công thức chung nào cho tất cả. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể điều chỉnh chiến lược phù hợp với bối cảnh kinh tế và khẩu vị của bản thân nhằm gia tăng lợi nhuận.