|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chiến tranh thương mại với EU, chỉ có Mỹ chịu thiệt

12:25 | 08/07/2017
Chia sẻ
Lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump về thương mại quốc tế đã nhận được câu trả lời từ phía Liên minh châu Âu (EU) rằng họ sẽ đáp trả những biện pháp trừng phạt mà Mỹ đưa ra.
chien tranh thuong mai voi eu chi co my chiu thiet
Nếu xảy ra chiến tranh thương mại giữa Mỹ và EU, thì nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ chỉ có Mỹ.

Nhiều ý kiến tranh cãi nảy sinh sau khi ông Trump tuyên bố ý định hạn chế nhập khẩu thép để bảo về các công ty thép trong nước.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker sau đó cho biết “tâm trạng của chúng tôi đang ngày càng phẫn nộ”, và nói EU sẽ phản ứng với các biện pháp trừng phạt của Mỹ bằng việc ra lệnh hạn chế về rượu bourbon. Đây là một sản phẩm xuất khẩu chủ yếu từ bang Kentucky của Lãnh đạo đảng đa số trong Thượng Viện Mitch McConnell.

Mặc dù, các lệnh cấm vẫn chưa chính thức được triển khai, nhiều chuyên gia phân tích nhận định một cuộc chiến thương mại với châu Âu sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế Mỹ.

“Chúng ta đã có thỏa thuận thương mại đa phương hoặc cả thỏa thuận thương mại khu vực lớn trong một thời gian dài. Nhưng đã có nhiều dấu hiệu cho thấy chúng ta không còn quan tâm tới những thỏa thuận này, và điều đó thực sự sẽ làm tổn thương nền kinh tế quốc gia”, Carla Hills, cựu đại diện thương mại dưới thời Tổng thống George H. W. Bush, trả lời phỏng vấn của đài CNBC hôm thứ Sáu (7/7).

Ông Hills cũng nhấn mạnh thỏa thuận thương mại tự do giữa Nhật Bản và châu Âu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các ngành công nghiệp của nước Mỹ.

“Chúng ta đã rút ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), và giờ Nhật Bản đang hợp tác với châu Âu, thỏa thuận này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hàng loạt ngành công nghiệp của chúng ta. Nguyên nhân là vì Nhật Bản sẽ giảm thuế quan cho các đối thủ của Mỹ”, ông Hills nói.

Bất chấp phát biểu mạnh mẽ của ông Juncker về khả năng đáp trả các biện pháp mà Mỹ sẽ đưa ra, cố vấn cấp cao của tập đoàn Eurasia, David Gordon nói hành vi về thương mại của Mỹ không thể hiện sự cô lập, nhưng những phát biểu thì ngược lại.

“Tôi nghĩ nước Mỹ chỉ cô lập thương mại trên lên lời nói mà thôi, và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Juncker đã phản ứng với việc đưa ra một đường lối cứng rắn. Theo tôi, trong khi những quốc gia có biểu hiện hành vi về thương mại không quá khác biệt với chúng tôi, họ không tự cô lập mình bằng các phát biểu”, ông Gordon nói.

Mặc dù, có thể một vài công ty Mỹ muốn có các quy định nghiêm ngặt hơn về việc bán phá giá, ông Hills vẫn giữa quan điểm rằng điều đó chỉ có hại đối với nền kinh tế Mỹ. Tình trạng bán phá giá xuất hiện khi một quốc gia tính giá cho hàng xuất khẩu trên thị trường nước ngoài thấp hơn so với mức giá ở thị trường trong nước.

Lyly Cao