|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ba kịch bản sau cuộc 'chia tay' Trump - Kim

16:27 | 25/05/2018
Chia sẻ
Cuộc gặp không thành giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đưa hai nhà lãnh đạo này đứng trước “ngã ba đường” của những quyết định quan trọng nếu muốn tránh đụng độ.
3 kich ban sau cuoc chia tay trump kim Tổng thống Donald Trump tuyên bố không gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un
3 kich ban sau cuoc chia tay trump kim Trung Quốc muốn và không muốn gì từ cuộc gặp cấp cao Mỹ - Triều?

Các động thái tiếp theo trong thời gian tới mở ra nhiều khả năng với ý nghĩa mang tính quyết định với khu vực Đông Bắc Á. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể phải chứng kiến cuộc chiến thương mại với Tổng thống Trump “vướng” vào vấn đề Triều Tiên, trong khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in có thể buộc phải lựa chọn giữa giấc mơ hòa giải với Bình Nhưỡng và yêu cầu an ninh từ đồng minh Mỹ.

3 kich ban sau cuoc chia tay trump kim
Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images/Shutterstock/CNNMoney.

Sau đây là ba viễn cảnh có thể xảy xa sau quyết định “chia tay” của Tổng thống Donald Trump.

Bế tắc kéo dài

Quyết định hủy cuộc gặp bất ngờ của Tổng thống Donald Trump cho thấy cơ sở của sự chỉ trích đối với quyết định tham gia cuộc gặp bất ngờ của ông lúc ban đầu: Cả Mỹ và Triều Tiên đều chưa làm hết sức để đảm bảo một kết quả thành công.

3 kich ban sau cuoc chia tay trump kim
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc gặp ngày 27/4. Nguồn: Inter-Korean Summit Press Corps/Pool via Bloomberg.

Hầu như ngay lập tức sau khi ông Kim Jong Un cam kết “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” trong tuyên bố ngày 27/4 với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, bất đồng về các điều khoản bắt đầu “sôi sục”. Những tuyên bố cứng rắn của ông Kim – trong đó có việc gọi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence “ngu ngốc” vào ngày 24/5 – lý do chính khiến ông Trump hủy cuộc gặp, nhằm phản đối việc chính quyền Tổng thống Donald Trump so sánh Triều Tiên với Syria, theo đó yêu cầu ông Kim từ bỏ vũ khí hạt nhân mà không nhận lại được gì.

Tuy nhiên, cả ông Trump và ông Kim đều để ngỏ khả năng dời cuộc hẹn mà dường như cả hai đều muốn đến. Trong một công văn mang tính hòa giải, Triều Tiên cho biết “trong thâm tâm rất cảm kích” Tổng thống Trump và hy vọng cách tiếp cận linh hoạt của ông sẽ dẫn đến một thỏa thuận. Điều này có thể cho các nhà ngoại giao khoảng trống cần thiết để xây dựng lòng tin và đề ra những mục tiêu thực tế hơn.

Chiến tranh thương mại

Triều Tiên và thương mại từ lâu đã gắn liền với Tổng thống Trump và điều này đặt Trung Quốc vào trước “tuyến lửa”. Khi ông Trump cần sự giúp đỡ của ông Tập trong quan hệ với nhà lãnh đạo Triều Tiên, ông miễn cho Trung Quốc khỏi các hành động thương mại cứng rắn mà ông hứa hẹn khi tranh cử tổng thống. Nhưng khi ông Kim chịu đàm phán, ông Trump quay sang “chỉa mũi súng” vào ông Tập.

Hiện tại, ông Trump phải xác định việc leo thang tranh chấp thương mại với Trung Quốc có giúp ông tăng lợi thế với Triều Tiên hay không. Suy đoán của ông Trump rằng ông Tập đã thúc giục nhà lãnh đạo Triều Tiên cứng rắn hơn với Mỹ cho thấy ông có thể đang muốn tạo ra một cuộc đối đầu mới với Trung Quốc – quan điểm được lưỡng viện Mỹ ủng hộ ở hiện tại.

3 kich ban sau cuoc chia tay trump kim
Ông Kim Jong Un và Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại Đại LIên vào đầu tháng 5. Nguồn: Tân Hoa Xã//Ju Peng via Getty Images.

Bên cạnh theo đuổi lời đe dọa đánh thuế lên hơn 150 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, ông Trump có thể đưa các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc vào tầm ngắm tương tự như tập đoàn công nghệ ZTE. Điều này có thể khơi dậy làn sóng trả đũa từ ông Tập – người từng xây dựng quan hệ “chiến lược” với Triều Tiên trong cuộc khủng hoảng ngoại giao gần đây.

“Việc hủy cuộc gặp thượng đỉnh làm gia tăng rủi ro thương mại với Trung Quốc. Tổng thống Trump giờ sẽ cảm thấy ít e dè hơn khi gây áp lực buộc Trung Quốc chấp nhận các yêu sách của mình”, ông Ryan Hass – giáo sư chính sách ngoại giao tại Viện nghiên cứu Brookings, cho biết.

Đối đầu quân sự

Trong bình luận ngày 24/5, ông Trump cảnh báo Triều Tiên rằng quân đội Mỹ đang sẵn sàng trong trường hợp chính quyền ông Kim có bất kỳ “hành động liều lĩnh hay ngu ngốc” nào. Dù ông Kim đã tuyên bố chương trình hạt nhân của mình đã hoàn thành và phá hủy các bãi thử hạt nhân, bất kỳ hành động thù địch gia tăng nào cũng có thể khiến nhà lãnh đạo Triều Tiên tiếp tục các hành động khiêu khích: Cũng trong ngày 24/5, Triều Tiên lên tiếng cảnh báo về một “cuộc đối đầu hạt nhân” với Mỹ nếu đàm phán thất bại.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump hiện cũng hung hăng hơn một năm trước, khi ông cảnh cáo sẽ nhấn chìm Triều Tiên trong “lửa và cuồng nộ’: Ông John Bolton - cố vấn an ninh quốc gia mới của ông Trump, hồi tháng 2 đã chắp bút một bài bình luận cho tờ Wall Street Journal mang tên “Vụ án Đánh phủ đầu Triều Tiên”. Theo một báo cáo của 38 North – một chương trình của Viện nghiên cứu Mỹ - Hàn, một cuộc tấn công hạt nhân của Triều Tiên vào Seoul và Tokyo có thể giết chết 2,1 triệu người và làm bị thương 7,7 triệu người khác.

Không có lý do gì để nghi ngờ việc ông Trump hay ông Kim muốn đẩy sự việc đi xa đến mức đó. Nếu có sẽ là, thiện chí ngoại giao của ông Kim trong hơn 6 tháng qua cho thấy ông muốn một cuộc sống tốt hơn cho mình và người dân Triều Tiên – không phải một cuộc chiến hủy diệt sẽ kết liễu đế chế của ông. Tuy nhiên, như diễn biến vừa qua cho thấy, khả năng xảy ra những toan tính sai lầm giữa hai nhà lãnh đạo thất thường này là rất cao.

“Nếu đây không phải một trò đùa ngoại giao, họ sắp chứng khiến căng thẳng dâng cao. Còn nếu là trò đùa ngoại giao, nó vẫn có thể đi chệch hướng. Tổng thống Trump đang chơi một trò thật sự nguy hiểm, và nếu không hiệu quả, nhiều người sẽ chết. Chẳng có gì hay ho về nó cả”, ông Andrei Lankov – nhà sử học tại Đại học Kookmin ở Seoul, nhận định về quyết định “hủy hẹn” của ông Trump.

3 kich ban sau cuoc chia tay trump kim Triều Tiên bất ngờ khi ông Trump hủy cuộc gặp, sẵn sàng 'cho Mỹ thêm thời gian và cơ hội'

Triều Tiên cho biết nước này bất ngờ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định hủy cuộc gặp dự kiến vào ngày 12/6 với ...

Trường Giang

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.