|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

0h ngày 9/4, Uber ngừng hoạt động tại Việt Nam

14:50 | 08/04/2018
Chia sẻ
Cơ quan chống độc quyền Philippines đã yêu cầu hai ứng dụng gọi xe trực tuyến Grab và Uber tạm hoãn thương vụ thâu tóm trong thời gian cơ quan này đang xem xét thương vụ.
0h ngay 94 uber ngung hoat dong tai viet nam Tài xế: 'Tiếc Uber vì họ lắng nghe đối tác, còn Grab chỉ áp đặt luật chơi'
0h ngay 94 uber ngung hoat dong tai viet nam Uber phải ngừng sát nhập vào Grab tại Singapore cho tới ngày 15/4
0h ngay 94 uber ngung hoat dong tai viet nam Grab khẳng định không liên quan đến khoản tiền Uber nợ Cục Thuế TP HCM 53 tỷ đồng
0h ngay 94 uber ngung hoat dong tai viet nam ‘Uber chỉ thông báo về việc sáp nhập với Grab, chúng tôi bị bỏ rơi'
0h ngay 94 uber ngung hoat dong tai viet nam
Thương vụ Uber và Grab đang bị nhiều nước đưa vào điều tra chống độc quyền - Ảnh: Thuận Thắng

0h ngày 9/4, Uber ngừng hoạt động tại Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam, trao đổi với Tuổi Trẻ, Grab Việt Nam vẫn khẳng định ứng dụng Uber tại Việt Nam sẽ ngừng hoạt động vào ngày 8/4/2018, không có gì thay đổi. Theo dự kiến, lúc 0h ngày 9/4 Uber sẽ chính thức ngừng hoạt động tại Việt Nam.

Trong khi đó, Bộ Công thương vừa phát đi thông cáo về toàn bộ sự việc Grab mua lại hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có thị trường Việt Nam.Văn bản được phát ra sau khi ngày 5/4, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng nhận được trả lời yêu cầu cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc mua lại trên.

Trong văn bản này, phía Grab cho rằng thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường liên quan tại Việt Nam được xác định thấp hơn 30%."Vì vậy, Grab hiểu rằng các bên tham gia giao dịch không phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành và hoàn tất giao dịch tại Việt Nam", thông cáo này cho biết.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết đã có buổi làm việc với đại diện hợp pháp của Grab tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại buổi làm việc, Grab chưa đưa ra được các căn cứ cụ thể để chứng minh cho nhận định của mình về thị phần trên thị trường liên quan nêu tại văn bản của GrabTaxi.

Do vậy, Bộ Công Thương đã khuyến nghị công ty cung cấp các căn cứ này, đồng thời đánh giá kỹ thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường liên quan để bảo đảm tuân thủ các quy định về tập trung kinh tế của pháp luật cạnh tranh trước khi tiến hành giao dịch trên thị trường Việt Nam.

Theo các chuyên gia, chừng nào còn chưa xác định được mô hình hoạt động của Grab thì sẽ khó xác định được tính độc quyền hay không.

Philippines cũng muốn 'đóng băng' thương vụ Grab-Uber

Trước đó, Ủy ban Cạnh tranh Singapore cũng đã yêu cầu Grab kéo dài thời hoạt động của Uber tại thị trường nước này thêm một tuần so với công bố trước đó, đến ngày 15/4.

Theo kế hoạch, Grab và Uber sẽ tích hợp dịch vụ vào hôm nay, 8/4 tại thị trường Đông Nam Á.

Tuy nhiên, Ủy ban Cạnh tranh Philippines (PCC), cho rằng ứng dụng Uber cần tiếp tục duy trì hoạt động, đón nhận khách bình thường trong thời gian cơ quan này đánh giá, xem xét tính chất độc quyền của thương vụ.

Dự kiến, khoảng thời gian này có thể kéo dài đến 195 ngày, tùy thuộc vào kết quả làm việc của cơ quan chức năng. Yêu cầu không đề cập đến thời hạn cuối.

Cơ quan này dự đoán ước tính 80% thị phần mảng gọi xe trực tuyến sẽ bị kiểm soát nếu thương vụ này kết thúc.

Trong một tuyên bố đưa ra vào ngày cuối tuần, PCC cho biết hai ứng dụng này cần tiếp tục duy trì các hoạt động của mình một cách độc lập, chưa vội sáp nhập và không nên có động thái tiến xa hơn để hoàn tất giao dịch.

Chỉ thị này cũng bao gồm không cho phép Grab tiếp cận đối thủ trong khi ủy ban chống độc quyền đang xem xét thương vụ.

Theo thông báo hôm 26/3, Grab sẽ mua lại mảng kinh doanh của Uber tại thị trường Đông Nam Á, đổi lại, Uber sẽ nhận được 27,5% cổ phần của Grab.

Uber và Grab đã bác bỏ và cho rằng các biện pháp của PCC là không cần thiết. Theo Grab giải thích trước đó, có rất nhiều phương tiện để người tiêu dùng lựa chọn và thị trường vẫn đang tiếp tục có thêm nhiều doanh nghiệp có mô hình hoạt động tương tự nhảy vào.

Về phần mình, Uber cho rằng họ đã thỏa thuận rời khỏi thị trường Đông Nam Á, tình trạng nhân sự bây giờ cũng đang thiếu.

Tuy nhiên, chủ tịch của PCC, ông Arsenio Balisacan, cho rằng dù Uber nhấn mạnh họ rút khỏi thị trường Philippines nhưng thực ra, bản chất thương vụ này là tích hợp các hoạt động với Grab thông qua sở hữu cổ phần. "Thỏa thuận này đã giúp Uber trở thành đối tác cùng sở hữu Grab", đại diện PCC nói.

N.Bình