Thấy gì từ chiến lược 'xuất khẩu' đặc khu kinh tế của Trung Quốc

Các đặc khu kinh tế (ĐKKT) Trung Quốc tại nước ngoài bên cạnh mang lại công ăn việc làm và cơ sở hạ tầng cho nước sở tại cũng gây ra nhiều rủi ro về quản lý và môi trường.

thay gi tu chien luoc xuat khau dac khu kinh te cua trung quoc Đặc khu kinh tế: Được và mất
thay gi tu chien luoc xuat khau dac khu kinh te cua trung quoc Lo ngại luật cho toà án nước ngoài vào xử tranh chấp trong đặc khu

Chiến lược "xuất khẩu" ĐKKT của Trung Quốc

Năm 2006, Bộ Thương mại Trung Quốc bắt đầu hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xây dựng các khu công nghiệp hoặc “vùng hợp tác thương mại và kinh tế” tại nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước này khai phá thị trường ngoài nước.

8 vùng kinh tế tại nước ngoài đầu tiên đã được chính phủ Trung Quốc thông qua, trong đó có Sihanoukville tại Campuchia, Haier-Ruba tại Pakistan và Khu Công nghiệp Rayong tại Thái Lan.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, nhiều quốc gia dọc theo Vành đai và Con đường đều đang trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa và cho thấy quyết tâm thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong cuộc họp báo hồi tháng 4, người phát ngôn Sun Jiwen của bộ này cho biết, có tổng cộng 77 vùng hợp tác kinh tế đang được xây dựng tại 36 quốc gia, trong đó 56 dự án nằm ở 20 quốc gia dọc theo các tuyến giao thương thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường.

Doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư 18,55 tỷ USD vào các khu công nghiệp dọc các tuyến giao thương thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường, trong khi hơn 1.000 doanh nghiệp nước này đã hoạt động tại các khu công nghiệp trên trong lĩnh vực dệt may, thiết bị gia dụng, thép, vật liệu xây dựng, hóa chất, ô tô và cơ khí.

thay gi tu chien luoc xuat khau dac khu kinh te cua trung quoc
Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Nguồn: Asian Legal Business.

Hai nhà nghiên cứu Deborah Brautigam và Tang Xiaoyang từng điều tra làn sóng 19 vùng kinh tế đầu tiên của Trung Quốc “tràn” ra nước ngoài để hiểu về khía cạnh ngoại giao kinh tế của nước này. Theo nghiên cứu, động lực chính của chính phủ Trung Quốc trong việc xây dựng các ĐKKT tại nước ngoài là để mở đường cho doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài.

Truyền thông thường mô tả mục tiêu kinh tế của Trung Quốc tại châu Phi là tìm kiếm tài nguyên. Tuy nhiên, hai tác giả chỉ ra rằng, các ĐKKT phản ánh một động lực khác của chính phủ Trung Quốc. Ngoài tài nguyên, các ĐKKT mang đến hàng loạt lợi ích khác cho nước này, trong đó có củng cố quyền lực mềm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước.

Các nước sở tại được gì?

Đối với nước sở tại, các vùng kinh tế này giúp thu hút nhiều vốn đầu tư và doanh nghiệp Trung Quốc, từ đó tạo ra nhiều việc làm, tăng doanh thu thuế và xuất khẩu. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng giúp nâng cao trình độ phát triển trong một số lĩnh vực công nghiệp của nước sở tại.

Số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy các doanh nghiệp nước này đã tạo ra sản lượng công nghiệp trị giá 50,69 tỷ USD tại các khu công nghiệp dọc tuyến giao thương thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường, trong đó có 1,07 tỷ USD tiền thuế nộp cho nước sở tại và tạo ra 177 nghìn việc làm cho cư dân địa phương.

Trong khi đó, ĐKKT Sihanoukville (SSEZ) tại Campuchia, tính đến tháng 6/2016, có hơn 100 doanh nghiệp chuyển đến hoạt động, có các doanh nghiệp dệt may, điện tử và kỹ nghệ gỗ. ĐKKT này không chỉ thu hút nhà đầu tư Trung Quốc mà còn có 3 doanh nghiệp nội địa và 12 doanh nghiệp từ các quốc gia khác.

thay gi tu chien luoc xuat khau dac khu kinh te cua trung quoc
Phối cảnh ĐKKT Sihanoukville (SSEZ) tại Campuchia. Nguồn: Peou Kim Chanroth/AKP.

Các ĐKKT Trung Quốc tại châu Phi cũng đang cho thấy tác động lên quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của lục địa đen.

Thứ nhất, các ĐKKT đang hoạt động – TEDA (Ai Cập), Chambishi (Zambia), Lekki và Ogun (Nigeria), Jinfei (Mauritius) và Eastern (Ethiopia) - trở thành các trung tâm sản xuất tại mỗi nước. Đặc khu Eastern sở hữu nhà máy da giày lớn nhất Ethiopia. Đặc khu Chambishi phát triển hàng loạt nhà máy xử lý khoáng sản. Các doanh nghiệp tại hai đặc khu Lekki và Ogun của Nigeria chủ yếu sản xuất vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng. Đặc khu TEDA của Ai Cập là trung tâm sản xuất máy móc. Phần lớn nhà đầu tư tại các ĐKKT trên đến từ Trung Quốc, còn lại là nhà sản xuất trong nước và doanh nghiệp từ nước thứ ba.

Sự phát triển của các ĐKKT Trung Quốc tại châu Phi giúp châu lục này thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực sản xuất, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa.

Thứ hai, các ĐKKT Trung Quốc tại châu Phi là hình mẫu để xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, cải thiện trình độ quản trị và xây dựng cơ sở hạ tầng trong tiến trình cải cách kinh tế tại châu lục này. Điển hình như, đặc khu kinh tế Ogun của Nigeria đã cắt giảm thời gian làm thủ tục hải quan từ hai tuần xuống chỉ còn 5 ngày. Ogun cùng với Lekki trở thành hai ĐKKT duy nhất trong tổng số 21 đặc khu của Nigeria cung cấp nguồn điện liên tục 24/7. Trong khi đó, đặc khu Eastern đã thuyết phục chính phủ Ethiopia lần đầu tiên áp dụng các chính sách ưu đãi tài chính đối với một đặc khu kinh tế để thu hút nhà đầu tư nước ngoài.

thay gi tu chien luoc xuat khau dac khu kinh te cua trung quoc
Khu Thương mại Tự do Lekki tại Nigeria. Nguồn: The Premium Times.

Thứ ba, các ĐKKT Trung Quốc đóng góp tích cực vào quá trình đô thị hóa tại châu Phi trong dài hạn. Một nhà quản lý Trung Quốc tại ĐKKT TEDA của Ai Cập cho biết, “Mục tiêu lớn nhất của vùng hợp tác kinh tế là đô thị hóa. Chúng tôi đặt mục tiêu xây dựng một đô thị hiện đại kiểu mới tương tự như Thâm Quyến”.

Và mất gì?

Rủi ro an ninh và bất ổn chính trị

Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc làm trầm trọng thêm các vấn đề an ninh quốc gia và khu vực hiện hữu hoặc làm phát sinh các vấn đề mới. "Con đường tơ lụa" thế kỷ 21 này làm nóng căng thẳng địa chính trị tại khu vực Nam Á, khi Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) chạy qua lãnh thổ đang tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan. Điều này đang khiến Ấn Độ vô cùng lo ngại.

Trong khi đó, tại châu Âu, Trung Quốc đã thành lập cơ chế hợp tác 16+1 với 16 quốc gia EU và ngoài EU tại Trung và Đông Âu trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường. Với việc qua mặt quyền ra quyết định của Liên minh Châu Âu (EU), cơ chế này được cho là đang làm xói mòn sự thống nhất của EU và trở thành tác nhân gây rạn nứt quan hệ giữa EU và Trung Quốc.

Chính phủ các quốc gia có ĐKKT Trung quốc không hề bảo vệ quyền lợi chung

Tại Diễn đàn Hợp tác Trung – Phi (FOCAC) năm 2006, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã cam kết thành lập các ĐKKT tương tự như các Khu Phát triển Công nghệ và Kinh tế (EDTZ) của Trung Quốc tại châu Phi. Các dự án này sẽ thực hiện trên tinh thần hợp tác song phương, nhằm mang lại sự phát triển và tăng trưởng cho cả đôi bên. 5 quốc gia châu Phi được lựa chọn để xây 7 đặc khu kinh tế gồm Nigeria, Ethiopia, Ai Cập, Zambia và Mauritius.

thay gi tu chien luoc xuat khau dac khu kinh te cua trung quoc
Diễn đàn Hợp tác Trung – Phi (FOCAC) ngày 5/11/2006 tại Bắc Kinh. Nguồn: Wang Jianhua/Tân Hoa Xã.

Đa dạng thành phần nhà đầu tư Trung Quốc, từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, liên doanh tư nhân và nhà nước, Quỹ Phát triển Trung – Phi (CADFund), với sự hỗ trợ từ Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc và chính quyền cấp tỉnh Trung Quốc, cùng duy trì “truyền thống” thâu tóm quyền kiểm soát tại các ĐKKT mới tại châu Phi.

Trong khi chính phủ Trung Quốc ráo riết hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong “làn sóng” đặc khu kinh tế càn quét châu Phi, chính phủ các nước này lại hoàn toàn im hơi lặng tiếng. Ngoài việc cấp đất, giấy phép và cơ sở hạ tầng phụ trợ, chính phủ 5 quốc gia có đặc khu kinh tế không hề tham gia vào dự án, thậm chí là để bảo vệ quyền lợi chung đã được Trung Quốc cam kết tại FOCAC 2006.

Ô nhiễm môi trường

Trong khi đó, phần lớn nước nằm trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc là các nền kinh tế đang phát triển từ mức thấp đến trung bình. Tuy nhiên, khi các nước này bắt đầu công nghiệp hóa, ngày càng có nhiều người dân lo ngại về hậu quả ô nhiễm môi trường. Điều này buộc các nhà quy hoạch và phát triển của chính phủ chú ý hơn đến bảo vệ môi trường trong các dự án công nghiệp. Và từ đó, đánh giá tác động môi trường trở thành một trong những điều kiện đầu tư tại nhiều vùng hợp tác kinh tế.

Do các ĐKKT này hầu hết nằm ở khu vực nông thôn hoặc vùng kém phát triển, phát triển công nghiệp sẽ không thể tránh khỏi tác động lên môi trường. Cư dân trong vùng từng tổ chức biểu tình phản đối doanh nghiệp Trung Quốc gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sự phát triển dài hạn của các khu kinh tế.

Hơn nữa, việc hoạch định và xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường mất nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều vốn đầu tư. Nếu việc xây dựng cơ sở hạ tầng không đuổi kịp tốc độ phát triển các dự án kinh tế, ô nhiễm và các hậu quả môi trường khác là không thể tránh khỏi.

Xem thêm

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/thay-gi-tu-chien-luoc-xuat-khau-dac-khu-kinh-te-cua-trung-quoc-56139.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/