Tăng trách nhiệm quản lí nhà nước trong bảo vệ người tiêu dùng

Trong hai ngày từ 11-12/11, Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) phối hợp cùng một số đơn vị liên quan tổ chức hội nghị "Triển khai Chỉ thị số 30-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lí của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng" (Chỉ thị số 30/CT-TW) tại TP. Hồ Chí Minh.

Ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, việc thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua. Điển hình như, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã từng bước đi vào cuộc sống, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp chân chính.

Tuy nhiên, để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, năm 2019, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp thực hiện nhiệm vụ, giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Song song đó, sự cần thiết ban hành Chỉ thị số 30/CT-TW là hướng đến thanh tra, kiểm tra, hỗ trợ, giải quyết yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng, xử vi phạm pháp luật còn nhiều hạn chế.

Chỉ thị số 30/CT-TW cũng tập trung vào các giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, mỗi Đảng viên; xây dựng chỉ tiêu đánh giá; hoàn thiện khuôn khổ pháp ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; xử vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng...

Đặc biệt, các giải pháp sẽ góp phần xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao vai trò, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ... trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Văn Niệm, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bến Tre cho rằng, thực hiện tốt tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và cơ chế chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến các cấp ủy Đảng, tổ chức Đảng, cơ quan quản nhà nước và tổ chức xã hội sẽ tạo cơ sở để huy động sự tham gia tích cực của toàn xã hội đối với công tác này.

Trong đó, nâng cao trách nhiệm, năng lực của những đơn vị nồng cốt như cơ quan quản nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng... sẽ góp phần xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh, tạo động lực phát triển, đổi mới sáng tạo cho nền kinh tế.

Nhằm triển khai thực hiện và sớm đưa Chỉ thị số 30/CT-TW vào cuộc sống, đại diện Bộ Công Thương cũng cho hay, đã và đang chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ chủ động, tập trung nguồn lực thực hiện các đề án, nhiệm vụ được giao một cách thiết thực, hiệu quả nhằm triển khai, cụ thể hóa bằng đa dạng giải pháp.

Điển hình, xây dựng Đề án tăng cường tuyên truyền, giáo dục phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cho đối tượng người tiêu dùng yếu thế như trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người tiêu dùng ở khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa…

Ngoài ra, Bộ Công Thương còn triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong các hoạt động hợp tác về bảo vệ người tiêu dùng trong khuôn khổ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã tham gia.

Với chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, Bộ Công Thương hy vọng sẽ tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, góp phần đưa việc đáp ứng các nhu cầu, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thành trách nhiệm, động lực và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thời gian tới.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/tang-trach-nhiem-quan-li-nha-nuoc-trong-bao-ve-nguoi-tieu-dung-20201111220423181.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/