Sự thâu tóm thù địch (Hostile Takeover) là gì? Đặc trưng và ý nghĩa

Sự thâu tóm thù địch hay sự thôn tính thù địch (tiếng Anh: Hostile Takeover) việc mua lại một công ty bởi một công ty khác được thực hiện bằng cách mua lại trực tiếp cổ phần từ các cổ đông của công ty hoặc đấu tranh để nắm quyền quản lí.

Canvas Glory Co

Hình minh họa

Sự thâu tóm thù địch (Hostile Takeover)

Định nghĩa

Sự thâu tóm thù địch trong tiếng Anh là Hostile TakeoverSự thâu tóm thù địch còn gọi là sự thôn tính thù địch hay sự tiếp quản thù địch.

Sự thâu tóm thù địch là việc mua lại một công ty (được gọi là công ty mục tiêu) bởi một công ty khác (được gọi là công ty mua lại) được thực hiện bằng cách mua lại trực tiếp cổ phần từ các cổ đông của công ty hoặc đấu tranh để nắm quyền quản lí.

Một sự tiếp quản thù địch có thể được thực hiện thông qua một đề nghị giá mềm (Tender offer) hoặc một trận chiến Proxy.

Các thuật ngữ liên quan

- Đề nghị giá mềm (Tender offer) là việc đưa ra giá mua cao hơn giá thị trường nhằm mục đích gom góp hay tích lũy dần các cổ phiếu trên thị trường tự do để thiết lập ban quản trịn mới.

- Trận chiến Proxy (Proxy fight) còn được gọi là một trận chiến ủy nhiệm. Cuộc chiến Proxy xảy ra khi cổ đông của một công ty phản đối lại một số qui định trong việc điều hành doanh nghiệp, thường tập trung vào tiêu điểm là đội ngũ quản lí và Ban giám đốc. 

Một số nhân vật sẽ cố gắng thuyết phục các cổ đông sử dụng quyền bỏ phiếu thay của họ (Proxy vote) để thành lập đội ngũ quản lí mới.

Đặc trưng của sự thâu tóm thù địch

- Dấu nhiệu nhận biết của sự thâu tóm thù địch chính là việc công ty mục tiêu không muốn thỏa thuận mua lại được thực hiện. 

- Đôi khi, ban lãnh đạo của một công ty sẽ bảo vệ chống lại sự thâu tóm thù địch không mong muốn bằng cách sử dụng một số chiến lược gây tranh cãi, chẳng hạn như thuốc độc (Poison pill), phòng thủ vương miện (Crown-jewel defense), phòng thủ Pac-Man (Pac-Man defense)...

Ý nghĩa, mục đích

- Sự thâu tóm thù địch diễn ra khi một thực thể kinh doanh tin rằng một công ty (công ty mục điêu) có thể đang bị định giá thấp hoặc muốn tiếp cận với thương hiệu, quá trình hoạt động, công nghệ của công ty mục tiêu.

- Bên cạnh đó, sự thâu tóm thù địch cũng có thể là động thái chiến lược của các nhà đầu tư đang tìm cách thay đổi hiệu quả đối với tình hình hoạt động của một công ty.

(Tài liệu tham khảo: Hostile Takeover, Investopedia)

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/su-thau-tom-thu-dich-hostile-takeover-la-gi-dac-trung-va-y-nghia-20190915134132632.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/