Startup bằng gọi xe nhưng giao đồ ăn mới là mảng kinh doanh chính của Grab, mỗi năm mang về gần 900 triệu USD, dẫn đầu tại 5 nền kinh tế lớn nhất khu vực

Đến thời điểm hiện tại, mảng giao đồ chiếm khoảng một nửa doanh thu thuần của Grab, cột trụ quan trọng trong đó là giao đồ ăn.

Tại thời điểm Grab đã sẵn sàng thực hiện niêm yết sàn Mỹ vào cuối năm nay, mảng giao đồ chiếm tỷ trọng một nửa trong doanh thu thuần sau điều chỉnh của "ông lớn" này. Nó đồng nghĩa với việc giao đồ đang trở thành cột trụ quan trọng nhất trong 4 mảng hoạt động chính của Grab.

Giải mã 'gà đẻ trứng vàng' mảng giao đồ ăn của Grab trước thềm IPO - Ảnh 1.

Mảng giao đồ của Grab gồm 4 sản phẩm chính: GrabExpress, GrabFood, GrabKitchen, và GrabMart với trọng tâm là giao đồ ăn.

Giải mã 'gà đẻ trứng vàng' mảng giao đồ ăn của Grab trước thềm IPO - Ảnh 1.

(Ảnh: Tech in Asia, Việt hoá: Thái Sơn).

Đại dịch COVID-19 thực sự là động lực tăng trưởng chính cho các sản phẩm giao đồ của Grab với doanh thu ròng điều chỉnh trong năm 2020 tăng 4 lần so với 2019.

Tất nhiên, Grab đã nhận ra tầm quan trọng của mảng giao đồ ăn từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Trở lại thời điểm năm 2019, ông Lim Kell Jay, giám đốc khu vực của mảng GrabFood, nói với CNBC rằng "mảng giao đồ ăn có biên lợi nhuận tốt hơn mảng gọi xe. Chúng tôi tin rằng mảng giao đồ ăn sẽ thực sự thúc đẩy tăng trưởng và giúp chúng tôi có lợi nhuận trong dài hạn".

Dù vậy, điểm khởi đầu thực sự của GrabFood lại là khi Grab thâu tóm mảng kinh doanh và vận hành của Uber tại Đông Nam Á vào năm 2018. Mặc dù ở thời điểm, sự quan tâm của truyền thông phần lớn dành cho mảng gọi xe của hai "ông lớn" này, cuộc thâu tóm đã thực sự đã giúp GrabFood tăng tốc.

Thời điểm đó, mặc dù mảng giao đồ ăn của Grab đã hoạt động ở Indonesia và Thái Lan, Uber Eats có sự hiện diện đậm nét tại nhiều thị trường khác như Singapore và Malaysia. Trong khi đó, đây đều là những thị trường mà GrabFood chưa có mặt.

Việc thâu tóm Uber giúp Grab tận dụng được các kinh nghiệm triển khai và các đối tác bán hàng của Uber Eats. Cùng lúc, GrabFood loại được một đối thủ khó nhằn trên thị trường.

Giải mã 'gà đẻ trứng vàng' mảng giao đồ ăn của Grab trước thềm IPO - Ảnh 3.

Mảng giao đồ của Grab đang tăng trưởng mạnh mẽ. Doanh thu ròng điều chỉnh tăng từ con số rất nhỏ vào năm 2018 lên tới 844 triệu USD vào năm 2020, chiến gần một nửa tổng doanh thu ròng điều chinh của Grab. Con số này được dự đoán sẽ còn "phồng to" hơn nửa với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt 40% từ 2020 đến 2023.

Tuy nhiên, bạn đọc cần lưu ý rằng doanh thu ròng điều chỉnh không bằng doanh thu được ghi nhận dưới các tiêu chuẩn kế toán như Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Thay vào đó, đây là một chỉ số tài chính được tính bằng cách lấy tổng giá trị thực hiện trên nền tảng của Grab trừ đi phần chi phí sàn chi cho đối tác tài xế và đối tác bán hàng.

Chi phi phí sàn là chi Grab thanh toán cho các đối tác tài xế và nhà bán hàng, tối đa bằng các khoản phí và hoa hồng mà Grab có được từ các đối tác này. Trong các báo cáo tài chính và dự phóng trong quá khứ, Grab thường xuyên sử dụng các chỉ số không đi theo chuẩn mực IFRS. 

Theo Grab, những chỉ số này là quan trọng để nhà đầu tư có thể hiểu và đánh giá tình hình kinh doanh của nó. Các số liệu không tuân theo chuẩn mực IFRS cũng giúp vẽ lên một bức tranh tích hợp hơn về tình hình kinh doanh của Grab. Theo Tech in Asia, doanh thu của Grab tuân theo chuẩn mực IFRS khá thấp, ở mức 5 triệu USD vào năm 2020.

Sự khác biệt giữa hai con số doanh thu trên liên quan đến cách tính toán hai nội dung: chi phí vượt quá dành cho các nhà bán hàng và tài xế và chi phí cho người dùng. Chi phí vượt quá dành cho các nhà bán hàng và tài xế xảy ra khi số tiền Grab thanh toán cho các đối tác này vượt quá doanh thu mà Grab có được từ họ. Chi phí cho người dùng trong khi đó là các khoản chiết khấu dành cho người dùng, thể hiện bằng việc người dùng trả phí thấp hơn cho các tài xế và nhà bán hàng.

Chuẩn mực IFRS yêu cầu các số liệu này không được tính vào doanh thu.

Giải mã 'gà đẻ trứng vàng' mảng giao đồ ăn của Grab trước thềm IPO - Ảnh 2.

(Nguồn: Grab/Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn).

Vì các chuẩn mực này, thậm chí, mảng giao đồ ăn của Grab hoàn toàn có thể sẽ bị âm, tương tự những gì xảy ra trong năm 2019.

Giải mã 'gà đẻ trứng vàng' mảng giao đồ ăn của Grab trước thềm IPO - Ảnh 3.

(Nguồn: Grab/Tech in Asia, Đồ hoạ: Thái Sơn).

Chìa khoá đạt điểm lợi nhuận của các mô hình giao hàng là liên tục giữ đà tăng của doanh thu trong khi đó các chi phí được thu hẹp dần. Cắt giảm các khoản chi cho tài xế/nhà bán hàng và chiết khấu cho khách hàng cũng có thể giúp startup đạt được kết quả kinh doanh tích cực hơn.

Ở thời điểm hiện tại, mảng giao đồ ăn của Grab đang tiến dần đến trạng thái lợi nhuận. Grab dự phóng EBITDA (Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao) mảng này có thể sẽ đạt trạng thái dương vào năm tới.

Giải mã 'gà đẻ trứng vàng' mảng giao đồ ăn của Grab trước thềm IPO - Ảnh 4.

(Nguồn: Grab/Tech in Asia, Việt hoá: Thái Sơn).

2020 ghi nhận phí giao dịch Grab thu được ở mảng giao đồ tăng mạnh gần gấp đôi lên 15%. Mặc dù đại dịch đóng vai trò quan trọng trong xu hướng này, các yếu tố khác cũng có tác động thúc đẩy.

Đầu tiên, Grab đang áp dụng mô hình tích hợp hơn đối với mảng giao đồ ăn. Trước đây, Grab không có quan hệ với các nhà hàng. Tài xế sẽ đến lấy đồ ăn được đặt trên nền tảng. Người dùng trả tiền giao hàng nhưng Grab không thu được phí từ nhà hàng.

Dần dần, Grab thuyết phục được các nhà hàng gia nhập nền tảng này để có thể phục vụ được đơn hàng nhanh hơn. Điều này làm tăng mức độ hiệu quả của toàn bộ quy trình trong khi đó Grab lại có thể thu được một phần phí từ các nhà hàng.

Thứ hai, khi quy mô kinh doanh tăng lên và nhiều đơn hàng được đặt hơn, Grab sẽ giảm được chi phí chi cho các tàu xế. Cả hai xu hướng này giúp làm tăng doanh thu ròng và tỷ lệ phí Grab thu được trên mỗi đơn hàng.

Dù vậy, vẫn còn một câu hỏi chưa được trả lời: Liệu nhu cầu giao đồ ăn còn được duy trì khi đại dịch COVID-19 qua đi? Theo Tech in Asia, vẫn cần đợi thêm một vài quý nữa để có thể đưa ra đánh giá cụ thể lên Grab khi nền kinh tế nhiều quốc gia mở cửa trở lại.

Giải mã 'gà đẻ trứng vàng' mảng giao đồ ăn của Grab trước thềm IPO - Ảnh 7.

Không phải ngẫu nhiên mà Grab hiện có định giá lên tới trên dưới 40 tỷ USD. Thị trường giao đồ tại Đông Nam Á đang cực kỳ tiềm năng và có thể chia làm ba mảng chính là giao đồ ăn, giao đồ trực tuyến và giao bưu phẩm.

Dựa trên phân tích của Tech in Asia, quy mô doanh thu của ngành này ở Đông Nam Á có thể chạm mốc 8 tỷ USD vào năm 2025.

Giải mã 'gà đẻ trứng vàng' mảng giao đồ ăn của Grab trước thềm IPO - Ảnh 5.

(Nguồn: Tech in Asia, e-Conomy SEA 2020 report (Google, Bain, Temasek), Food Delivery Platforms in Southeast Asia report (Momentum Works), Riding the Digital Wave report (Facebook, Bain), ASEAN Parcel Delivery Market Size report (QY Research), Việt hoá: Thái Sơn).

Thế nhưng, những con số Grab đạt được cạnh tranh ra sao với các đối thủ? Tỷ lệ phí thu 15% mà Grab có được tương đương với các công ty lớn trên toàn cầu như DoorDash, Uber và Meituan. Dù vậy, nó thấp hơn so với mảng kinh doanh của Delivery Hero tại Châu Á, bao gồm Foodpanda và Woowa Brothers.

Giải mã 'gà đẻ trứng vàng' mảng giao đồ ăn của Grab trước thềm IPO - Ảnh 6.

(Nguồn: Tech in Asia/Công ty, Việt hoá: Thái Sơn).

Grab đang là công ty giao đồ ăn lớn nhất Đông Nam Á với trên 50% thị phần, theo Momentum Works. Nó đồng thời là công ty dẫn đầu thị trường tại 5 trong 6 nền kinh tế lớn của Đông Nam Á.

Giải mã 'gà đẻ trứng vàng' mảng giao đồ ăn của Grab trước thềm IPO - Ảnh 7.

(Nguồn: Tech in Asia/Momentum Works, Việt hoá: Thái Sơn).

Dù vậy, Grab đang phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt, từ cả nhóm các công ty định hướng công nghệ tiêu dùng và thậm chí cả những công ty "tay ngang". Thái Lan, thị trường giao đồ ăn lớn nhất Đông Nam Á sau Indonesia, là một ví dụ đậm nét cho thấy mảng dịch vụ này đang cạnh tranh tới mức nào.

Trước đây, quốc gia này có cuộc cạnh tranh tứ mã của Grab, Foodpanda, Line Man và Gojek. Mới đây, mảng kinh doanh của Gojek, vốn nhỏ nhất trong số 4 cái tên nói trên, đã bị AirAsia thâu tóm.

Một "tay ngang" khác cũng tham gia cuộc chơi là Siam Commercial Bank (SCB), một trong những ngân hàng lớn nhất Thái Lan. Tháng 10 năm ngoái, SCB ra mắt Robinhood, "một nền tảng giao đồ ăn địa phương dành cho người Thái". SCB cho biết Robinhood không thu phí của nhà hàng và người dùng chỉ phải thanh toán phí đồ ăn và phí giao hàng.

Theo Tech in Asia, người tồn tại được trên thị trường giao đồ ăn sẽ phải mang đến những lợi ích lớn nhất cho cả người dùng, nhà bán hàng và đối tác tài xế.

Từ quan điểm này, Grab có lợi thế lớn hơn với mô hình siêu ứng dụng của mình. Ví dụ, Grab có thể cho phép nhà hàng tiếp cận được tệp người dùng rộng lớn hơn. Trong tương lai, Grab còn có thể sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính như cho vay hay bảo hiểm.

Giải mã 'gà đẻ trứng vàng' mảng giao đồ ăn của Grab trước thềm IPO - Ảnh 8.

GrabKitchen Singapore. (Ảnh: Business Times).

Grab cũng triển khai mô hình bếp trung tâm (GrabKitchen). Mặc dù một số GrabKitchen hiện có chỗ cho khách hàng ăn tại chỗ song tập trung của nó là một khu bếp trung tâm để các nhà hàng có thể chuẩn bị hàng và giao ngay lập tức.

Theo Tech in Asia, các nhà hàng sử dụng GrabKitchen, nhà hàng không cần trả tiền thuê không gian song sẽ đồng ý trả cho Grab một khoản phí hoa hồng cao hơn cho mối đơn hàng. Một lợi thế khác của Grab là GrabKitchen không có trên các nền tảng giao hàng khác.

Mặc dù có lợi thế rõ nét, thành công sẽ đến không dễ dàng vì Đông Nam Á là khu vực đa dạng hơn so với Trung Quốc hay Mỹ. Mỗi quốc gia lại có các đặc điểm chính trị, văn ho và ngôn ngữ khác nhau. Trong khi đó, Grab cũng phải cạnh tranh với các công ty địa phương tại mỗi thị trường.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/startup-bang-goi-xe-nhung-giao-do-an-moi-la-mang-kinh-doanh-chinh-cua-grab-moi-nam-mang-ve-gan-900-trieu-usd-dan-dau-tai-5-nen-kinh-te-lon-nhat-khu-vuc-2021081418343631.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/