Mô hình Cờ đuôi nheo (Pennant) là gì? Giao dịch với mô hình Cờ đuôi nheo

Mô hình Cờ đuôi nheo (tiếng Anh: Pennant) là mô hình tiếp tục theo xu hướng hình thành khi chứng khoán có chuyển dịch lớn, kết hợp với giai đoạn hợp nhất có các đường xu hướng hội tụ và cuối cùng là sự phá kháng cự cùng hướng với chuyển dịch ban đầu.

Mô hình Cờ đuôi nheo (Pennant) là gì? Đặc điểm Mô hình Cờ đuôi nheo - Ảnh 1.

Hình minh họa. Nguồn: Dailyfx.com

Mô hình Cờ đuôi nheo

Khái niệm

Mô hình Cờ đuôi nheo hay còn gọi là Mô hình Pennant trong tiếng Anh là Pennant.

Mô hình cờ đuôi nheo là một dạng mô hình tiếp tục trong phân tích kĩ thuật, hình thành khi một chứng khoán có chuyển động lớn theo xu hướng (còn được gọi là cột cờ - flagpole), sau đó là giai đoạn hợp nhất với các đường xu hướng hội tụ theo sau bởi một sự phá kháng cự (breakout) cùng hướng với chuyển động lớn ban đầu. 

Đặc điểm Mô hình Cờ đuôi nheo 

Mô hình cờ đuôi nheo, tương tự như mô hình cờ theo xu hướng về mặt cấu trúc, có các đường xu hướng hội tụ trong giai đoạn hợp nhất, kéo dài từ khoảng một đến ba tuần. 

Khối lượng giao dịch ở mỗi thời kì của mô hình cờ đuôi nheo cũng rất quan trọng. 

Điều kiện chuyển dịch ban đầu với khối lượng giao dịch lớn phải được đáp ứng, còn trong giai đoạn mô hình cờ đuôi nheo phải có khối lượng giao dịch giảm xuống và theo sau là sự tăng khối lượng giao dịch đáng kể trong thời gian xuất hiện phá kháng cự.     

Dưới đây là ví dụ về hình dạng của mô hình cờ đuôi nheo theo xu hướng tăng:     

Mô hình Cờ đuôi nheo (Pennant) là gì? Đặc điểm Mô hình Cờ đuôi nheo - Ảnh 2.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia.com

Trong hình trên thê hiện 3 giai đoạn chính tạo thành mô hình cờ đuôi nheo.

- Cột cờ (Flagpole) biểu thị xu hướng tăng giá cao hơn ban đầu, có khối lượng giao dịch lớn.

Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant): biểu diễn giai đoạn hợp nhất tạo thành mô hình cờ đuôi nheo với các đường xu hướng hội tụ 

- Mức phá kháng cự (Breakout level): đây là giai đoạn các nhà giao dịch chờ đợi với sự bứt phá của giá chứng khoán ra khỏi đường xu hướng bên trên của mô hình tam giác đối xứng để thực hiện giao dịch.    

Giao dịch với Mô hình Cờ đuôi nheo 

Nhiều nhà giao dịch tìm cách nhập các vị thế mua hoặc vị thế bán mới sau khi biểu đồ giá thoát khỏi mẫu mô hình cờ đuôi nheo

Ví dụ, một nhà giao dịch có thể thấy có một xu tăng giá đang hình thành và đặt lệnh giới hạn mua ngay phía trên đường xu hướng trên của mô hình cờ đuôi nheo.   

Mục tiêu giá cho mô hình cờ đuôi nheo thường được thiết lập bằng cách áp dụng chiều cao của cột cờ (flagpole) ban đầu cho đến điểm giá vượt qua khỏi mô hình cờ đuôi nheo (điểm phá kháng cự). 

Ví dụ, nếu một cổ phiếu tăng từ 5$ lên 10$ trong một đợt tăng giá mạnh, giao đoạn hợp nhất có giá lên khoảng 8,5$, và sau đó thoát ra khỏi mô hình cờ đuôi nheo ở mức 9$ một cổ phiếu. Nhà giao dịch có thể tìm kiếm mục tiêu giá 14$ cho vị thế của họ - hay 5$ cộng với 9$. 

Mức dừng lỗ thường được đặt ở điểm thấp nhất trên mô hình cờ đuôi nheo do sự phá hỗ trợ từ dưới các mức này sẽ làm mất hiệu lực của mô hình cờ đuôi nheo và là dấu hiệu cho sự bắt đầu của một sự đảo chiều giá dài hạn.   

Hầu hết các nhà giao dịch sử dụng mô hình cờ đuôi nheo kết hợp với các mô hình biểu đồ giá hay các chỉ báo kĩ thuật khác để khẳng định lại các tín hiệu thu được.   

Ví dụ về Mô hình Cờ đuôi nheo 

Hãy xem xét một ví dụ thực tế về mô hình cờ đuôi nheo:     

Mô hình Cờ đuôi nheo (Pennant) là gì? Đặc điểm Mô hình Cờ đuôi nheo - Ảnh 3.

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia.com

Trong hình trên, cổ phiếu tạo thành mô hình cờ đuôi nheo khi giá cổ phiếu vượt đỉnh cũ, trải qua một giai đoạn hợp nhất sau đó tiếp tục vượt đỉnh cao hơn hay phá kháng cự hai lần (hai mũi tên xanh). 

Đường xu hướng phía trên hay đường xu hướng kháng cự của mô hình cờ đuôi nheo cũng phản ánh các mức đỉnh. 

Các nhà giao dịch xem các mức phá kháng cự là các cơ hội mua tiềm năng và có thể thu lợi nhuận từ các mức phá kháng cự tiếp theo.   

(Theo Investopedia)

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/mo-hinh-co-duoi-nheo-pennant-la-gi-giao-dich-voi-mo-hinh-co-duoi-nheo-20200206150921811.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/