LVMH chi 16 tỉ USD để đưa ‘biểu tượng trang sức nước Mỹ’ về chung một nhà

Sau thâu tóm, tập đoàn LVMH không có các kế hoạch thay đổi đội ngũ lãnh đạo của Tiffany trong ngắn hạn, đồng thời muốn tăng lợi nhuận của thương hiệu gấp 5 lần.

Hãng chuyên đồ xa xỉ LVMH đã chấp thuận mua lại hãng chế tạo trang sức Tiffany trong một thương vụ trị giá 16,2 tỉ USD. Theo Reuters, đây là thương vụ mua lại lớn nhất mà LVMH từng thực hiện.

Giới phân tích đánh giá việc mua lại Tiffany là một cú hích lớn cho mảng kinh doanh nhỏ nhất của LVMH là trang sức và đồng hồ đồng thời giúp thương hiệu cải thiện sự hiện diện tại thị trường Mỹ.

lvmhdungÔng Bernard Arnault sẽ đầu tư lớn để định vụ lại thương hiệu, cải thiện sự hiện diện ở Mỹ và tấn công thị trường Châu Á và Châu Âu cùng Tiffany, một nguồn tin thân cận nói. (Ảnh: Axios)

Ông Bernard Arnault sẽ đầu tư lớn để định vị lại thương hiệu, cải thiện sự hiện diện ở Mỹ và tấn công thị trường Châu Á và Châu Âu cùng Tiffany. Ảnh: Axios

Song LVMH cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi xu hướng mua sắm thay đổi và người dùng Trung Quốc dần quay lưng với các mặt hàng Mỹ để ủng hộ thị trường nội địa trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung không có dấu hiệu giảm nhiệt.

"Đây là một biểu tượng nước Mỹ nhưng giờ nó sẽ có thêm một chút phong cách Pháp", ông Bernard Arnault, Chủ tịch và CEO LVMH, chia sẻ với Reuters trong một bài phỏng vấn. "Có nhiều thứ hấp dẫn khi nhắc đến Tiffany, ví dụ như màu sắc. Chúng tôi giờ là chủ nhân của nó. Đây thực sự là một điều rât quí", ông nhấn mạnh.

Dưới sự lèo lái của Arnault, LVMH đã thực hiện nhiều thương vụ thâu tóm. Không phải tất cả đều mang lại trái ngọt, nhưng ông Arnault lấy dẫn chứng của thương vụ thâu tóm Bulgari năm 2011 như một hình mẫu của thành công cho Tiffany.

Theo thông tin từ LVMH, tập đoàn sẽ đầu tư chỉnh trang lại hệ thống cửa hàng, phát triển các dòng sản phẩm mới và cải thiện hoạt động truyền thông củaTiffany để lợi nhuận hoạt động tăng gấp 5 lần. Thương vụ LVMH – Tiffany có thể sẽ hoàn tất vào giữa năm 2020.

Tiffany đang có khoảng 300 cửa hàng trên toàn thế giới. Năm ngoái, thương hiệu trang sức đón khoảng một nửa doanh số bán hàng đến từ thị trường Mỹ. Nó gặp nhiều khó khăn trong việc chinh phục các thị trường quốc tế và nhóm người dùng trẻ.

Tăng trưởng trong lĩnh vực trang sức sẽ vượt tốc độ của các mặt hàng xa xỉ khác, ví dụ như thời trang, trong năm 2018, theo một nghiên cứu của Bain & Co. Năm nay, chi tiêu trong mảng này cũng được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng 7%.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/lvmh-chi-16-ti-usd-de-dua-bieu-tuong-trang-suc-nuoc-my-ve-chung-mot-nha-20191125215741757.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/