Lượng nhân viên nghỉ việc (Staff Turnover) là gì? Nguyên nhân nghỉ việc và cách hạn chế

Lượng nhân viên nghỉ việc (tiếng Anh: Staff Turnover) là số lượng nhân viên rời khỏi công ty và cần thay thế bởi người mới trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).

Lượng nhân viên nghỉ việc (Staff Turnover) là gì? Nguyên nhân nghỉ việc và cách hạn chế - Ảnh 1.

(Hình minh họa: Recruitment Marketing Magazine)

Lượng nhân viên nghỉ việc

Khái niệm

Lượng nhân viên nghỉ việc trong tiếng Anh là staff turnover.

Lượng nhân viên nghỉ việc là số lượng nhân viên rời khỏi công ty và cần thay thế bởi người mới trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). 

Nhân viên nghỉ việc gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của công ty, đặc biệt khi nhân viên đó giữ vai trò trọng yếu trong sự thành công của công ty và là cầu nối trong hoạt động kinh doanh.

Nhưng mọi thực thể kinh doanh đã nhận ra một thực tế rằng, sẽ là có lợi về chi phí và hiệu quả khi giữ chân nhân viên hiện tại hơn là thuê người mới. 

Việc nhân viên bị sa thải hay từ chức tự nguyện không phải là vấn đề cuối cùng, bởi vì trong cả hai trường hợp, công ty phải thiết lập qui trình tuyển dụng một lần nữa và điều này đồng nghĩa với chi phí bổ sung. Lượng nhân viên nghỉ việc có tác động trực tiếp đến biên lợi nhuận vì công ty đang mất doanh thu và năng suất trong một giai đoạn tạm thời. 

Khi nhắc đến khái niệm Staff Turnover, người ta sẽ thường đề cập đến Turnover Rate (tỉ lệ thôi việc). Tỉ lệ thôi việc là số lượng nhân viên nghỉ việc trên số nhân viên bình quân trong một khoảng thời gian nhất định (năm hoặc quí hoặc tháng). Chỉ số này nhằm mục đích giúp nhà quản trị nhân lực đo lường được tốc độ thay đổi nhân viên trong doanh nghiệp.

Phân loại kiểu nhân viên nghỉ việc 

- Nhân viên nghỉ việc tự nguyện: nhân viên tự nộp đơn thôi việc hoặc từ chức.

- Nhân viên nghỉ việc không tự nguyện: nhân viên bị sa thải vì điều khoản nào đó của công ty hoặc người lao động không muốn tiếp tục thuê. 

- Nhân viên nghỉ việc mong muốn: trong một số trường hợp, một công ty sa thải nhân viên làm việc kém hiệu quả và thay thế bằng một người mới. Tình huống này rất cần thiết cho phúc lợi của công ty. 

- Nhân viên nghỉ việc không mong muốn: khi một công ty mất một nhân viên có hiệu suất cao vì bất kì lí do gì, nó sẽ để tại tác động lâu dài đến kết quả kinh doanh của công ty. Đây là điều không mong muốn của doanh nghiệp vì một nhân viên như vậy rất khó thay thế. 

Nguyên nhân mà nhân viên nghỉ việc

- Hành vi thô lỗ xuất hiện tại nơi làm việc: Nói xấu sau lưng, đổ lỗi, thô lỗ, thiên vị là một số lí do quan trọng có thể dẫn đến cảm giác bị ngược đãi và phẫn nộ ở nhân viên. Nhân viên sẽ không thể ở lại và làm việc tốt được nếu hành vi này trở thành một thói quen hiển nhiên. 

- Thiếu sự gắn kết với nhân viên: Ở một cố công ty, nhân viên không có được cảm giác thân thuộc và họ vẫn là người ngoài cuộc ngay cả sau khi làm việc trong một thời gian đáng kể. Mặc dù họ thể hiện một vai trò tâm huyết và nhiệt tình, nhưng ý tưởng của họ không được đánh giá cao hoặc họ cũng không nhận được đủ sự hỗ trợ từ những người khác tại nơi làm việc. Cảm giác gắn kết của nhân viên ở mức tối thiểu và điều này có thể dẫn đến nhân viên nghỉ việc.  

- Tìm được công việc trả lương cao hơn: Ai cũng đang tìm kiếm những cơ hội sẽ giúp mình có địa vị cao hơn. Nếu một nhân viên được đề nghị một mức lương tốt hơn mức lương hiện tại của họ, thì người này sẽ lựa chọn nó và rời khỏi công ty. Đây luôn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất từ trước đến nay.

- Nhân viên cảm thấy chán nản: Các nhân viên cần được gắn kết với tập thể để họ có thể đạt được sự phát triển chuyên nghiệp. Nếu một nơi làm việc không cung cấp đủ cơ hội cho nhân viên, thì họ sẽ chán công việc của mình và sự không hài lòng này cuối cùng sẽ dẫn đến nghỉ việc.

- Người quản lí kém: kĩ thuật quản lí kém, cũng như xử lí sai các vấn đề phát sinh của quản lí sẽ dẫn đến nhân viên nghỉ việc. 

Ngoài ra, những lí do như sự bất ổn trong tổ chức, thiếu thông tin phản hồi và đào tạo, huấn luyện cũng là những nguyên nhân thiết yếu để nhân viên nghỉ việc. 

Từ phía nhân viên, nếu họ phải đối mặt với sự mất cân bằng giữa cuộc sống và công việc, sự không phù hợp giữa các kì vọng công việc, hoặc khi họ bị đánh giá thấp vì công việc, không được công nhận hoặc khen thưởng, khối lượng công việc tăng nhưng lương không tăng... cũng dẫn đến quyết định nghỉ việc. 

Cách giảm tỉ lệ nhân viên nghỉ việc 

- Chọn một đội ngũ tuyển dụng tốt, họ sẽ giúp tuyển dụng được đúng người mà công việc cần. 

- Thực hiện nghiên cứu và tìm các gói phúc lợi tốt nhất mà công ty của bạn có thể đủ khả năng và cung cấp. 

- Thưởng thành tích hàng quí/hàng tháng cho nhân viên làm việc tốt nhất, sự đánh giá cao cùng với phần thưởng sẽ khuyến khích sự tham gia và gắn kết hơn nữa vào các hoạt động của nơi làm việc. 

- Vạch ra một con đường rõ ràng cho nhân viên về cách phát triển chuyên nghiệp và lợi ích của việc ở lại công ty. 

- Hãy chắc chắn rằng công ty đã thuê các chuyên gia được đào tạo tốt có thể hướng dẫn nhân viên đi đúng hướng. 

- Khuyến khích sự tham gia của nhân viên thông qua lịch làm việc linh hoạt, cơ cấu tiền thưởng và các lợi ích bổ sung. 

- Hãy chú ý đến nhu cầu của nhân viên và cho họ thời gian linh động trong các tình huống mở rộng, vì vậy họ cảm thấy có nghĩa vụ với công ty. 

- Tạo ra một nơi làm việc mà nhân viên được đánh giá cao vì những gì mà họ cống hiến. 

(Theo marketing91)

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/luong-nhan-vien-nghi-viec-staff-turnover-la-gi-nguyen-nhan-nghi-viec-va-cach-han-che-20200520103203282.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/