Luật và quy định về nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản: Luật Ngoại hối và Ngoại thương

Việc nhập khẩu thủy sản tươi sống và chế biến vào Nhật Bản phải tuân theo các quy định của các luật sau đây: Luật Ngoại hối và Ngoại thương, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Hải quan.

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Danh mục mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Nhật Bản

Luật và quy định về nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản: Luật Ngoại hối và Ngoại thương - Ảnh 2.

Luật và quy định về nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản: Luật Ngoại hối và Ngoại thương - Ảnh 3.

Luật và quy định về nhập khẩu thủy sản vào Nhật Bản: Luật Ngoại hối và Ngoại thương - Ảnh 4.

Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản

Việc nhập khẩu thủy sản tươi sống và chế biến vào Nhật Bản phải tuân theo các quy định của các luật sau đây: Luật Ngoại hối và Ngoại thương, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Hải quan.

Trong đó, theo quy định Luật Ngoại hối và Ngoại thương, việc nhập khẩu hàng thủy sản phải tuân theo các quy định về hạn chế nhập khẩu sau đây: Hạn ngạch nhập khẩu; Phê duyệt nhập khẩu; Xác nhận nhập khẩu (trước hoặc tại thời điểm thông quan).

Hạn ngạch nhập khẩu

Những loại thủy sản sau đây được coi là đối tượng áp dụng hạn ngạch nhập khẩu theo quy định của Luật Ngoại hối và Ngoại thương; đồng thời các nhà nhập khẩu phải được cấp hạn ngạch nhập khẩu và phê duyệt nhập khẩu từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp gồm cá trích (nishin), cá tuyết (tara), cá đuôi vàng, cá thu, cá mòi, cá thu ngựa, sò điệp, mắt sò, mực... (sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, phi lê hoặc sấy khô). 

Có 4 chế độ phân bổ hạn ngạch, bao gồm phân bổ theo công ty thương mại (phân bổ dựa trên hồ sơ trong quá khứ), phân bổ theo nhà khai thác thủy sản, phân bổ theo người tiêu dùng và phân bổ trên cơ sở "người đến trước".

Các nhà nhập khẩu mới không có kinh nghiệm nhập khẩu trong quá khứ về nguyên tắc sẽ chỉ có thể đăng ký phân bổ "người đến trước" (phân bổ có thể được thực hiện bằng việc bốc thăm); nếu không thì họ có thể nhận phân bổ lại từ những người đã có phân bổ.

Cá thu Nhật. (Nguồn: Freepik)

Cá thu Nhật. (Nguồn: Freepik)

Phê duyệt nhập khẩu

Để nhập khẩu các loại thủy sản sau đây, các nhà nhập khẩu bắt buộc phải nhận được phê duyệt nhập khẩu từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp:

- Cá ngừ vây xanh (được nuôi ở Đại Tây Dương hoặc biển Địa Trung Hải và được bảo quản tươi / ướp lạnh).

- Cá ngừ vây xanh miền Nam (được bảo quản tươi hoặc ướp lạnh, trừ những loại từ Úc, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc hoặc Đài Loan).

- Cá ngừ mắt to tươi sống và chế biến, cá, động vật giáp xác và động vật có xương sống khác và thực phẩm chế biến của chúng, và các sản phẩm từ động vật sử dụng cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm.

Xác nhận nhập khẩu trước

Để nhập khẩu các loại thủy sản sau đây, các nhà nhập khẩu cần phải nhận được một văn bản xác nhận nhập khẩu từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp trước khi tiến hành nhập khẩu:

- Sản phẩm đông lạnh của các loại: cá ngừ vây xanh, cá ngừ vây xanh miền Nam, cá ngừ mắt to, cá kiếm.

Cá ngừ (không bao gồm cá ngừ albacore, cá ngừ vây xanh, cá ngừ vây xanh phương Nam và cá ngừ mắt to) và cá marlin (không bao gồm cá kiếm) được nhập khẩu bằng tàu biển (được bảo quản tươi / ướp lạnh / đông lạnh).

Xác nhận nhập khẩu tại thời điểm thông quan

Để nhập khẩu các loại thủy sản sau đây, nhà nhập khẩu cần nộp hồ sơ bắt buộc bao gồm dữ liệu thống kê, giấy phép khai thác thủy sản, chứng nhận về tái xuất để có thể nhận được xác nhận nhập khẩu từ Cơ quan Hải quan:

- Cá ngừ vây xanh (tươi / ướp lạnh)

- Cá ngừ vây xanh phương Nam (tươi / ướp lạnh) - Cá kiếm (tươi / ướp lạnh).


Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/luat-va-quy-dinh-ve-nhap-khau-thuy-san-vao-nhat-ban-luat-ngoai-hoi-va-ngoai-thuong-20210303155727742.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/