Lập kế hoạch dòng tiền (Cash flow planning) là gì?

Lập kế hoạch dòng tiền (tiếng Anh: Cash flow planning) là việc dự kiến trước dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp phát sinh trong một thời kì nhất định trong tương lai nhằm xác định số tiền thừa, thiếu và đưa ra những biện pháp nhằm tạo ra sự cân bằng thu, chi.

(Cash flow planning)

Lập kế hoạch dòng tiền (Cash flow planning)

Định nghĩa

Lập kế hoạch dòng tiền trong tiếng Anh Cash flow planning.

Lập kế hoạch dòng tiền là việc dự kiến trước dòng tiền vào và dòng tiền ra của doanh nghiệp phát sinh trong một thời kì nhất định trong tương lai nhằm xác định số tiền thừa, thiếu và đưa ra những biện pháp nhằm tạo ra sự cân bằng thu, chi bằng tiền của doanh nghiệp.

Các bước lập kế hoạch dòng tiền

Bước 1: Dự báo dòng tiền vào

Để thuận tiện cho việc dự đoán và lập kế hoạch, người ta có thể chia dòng tiền vào của doanh nghiệp thành ba loại:

- Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh: Dòng tiền này chủ yếu nhận được từ hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp như tiền thu bán hàng từ cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, tiền thu hồi nợ phải thu từ khách hàng…

- Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư: Bao gồm các khoản tiền thu hồi từ các khoản đầu tư, tiền lãi từ các hoạt động đầu tư vào các đơn vị khác, tiền thu do nhượng, bán, thanh tài sản cố định, tiền thu hồi cho vay, tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.

- Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư tài chính: Bao gồm các khoản tiền do các chủ sở hữu góp thêm vốn bằng tiền, tiền huy động được từ việc vay vốn, phát hành cổ phiếu...

Bước 2: Dự đoán dòng tiền ra

Dòng tiền ra bao gồm toàn bộ các khoản chi tiêu bằng tiền phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời . Chúng ta có thể chia thành ba loại:

- Dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh: Gồm các khoản chi tiêu bằng tiền cho các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp như tiền trả cho bên cung ứng vật tư, dịch vụ, tiền trả cho người lao động, các khoản tiền nộp ngân sách nhà nước về nghĩa vụ tài chính, các khoản chi tiêu cho việc tiếp thị, quảng cáo và bán sản phẩm, tiền chi tiêu liên quan đến việc quản doanh nghiệp, trả lãi tiền vay vốn kinh doanh…

- Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư: Bao gồm các khoản tiền chi tiêu cho việc xây dựng và mua sắm tài sản cố định, tiền đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp (tiền đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, tiền cho vay…

- Dòng tiền ra từ hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản tiền trả nợ gốc đã vay đến thanh toán, tiền trả nợ thuê tài chính, tiền lãi trả cho các nhà đầu tư vốn vào doanh nghiệp như trả cổ tức, tiền mua lại cổ phiếu của công ty đã phát hành…

Bước 3: Tính dòng tiền thuần của doanh nghiệp

Dòng tiền thuần là chênh lệch giữa dòng tiền vào so với dòng tiền ra của doanh nghiệp trong cùng kì.

Bước 4: Xác định số tiền dư cuối và số tiền thừa hoặc thiếu

Kết hợp với số tiền tồn đầu , chúng ta có thể xác định số tiền cuối theo công thức:

Số tiền tồn cuối kì = Số tiền tồn đầu kì + Dòng tiền thuần trong kì

Từ đó đối chiếu với số dư tiền cần thiết, xác định số vốn bằng tiền dư thừa hay thiếu hụt bằng chênh lệch giữa các số tiền cuối với số dư tiền cần thiết.

Bước 5: Đưa ra các giải pháp thích hợp để xử số tiền thừa hoặc thiếu

- Trường hợp thiếu hụt vốn bằng tiền cần xem xét, cân nhắc sử dụng các biện pháp thích hợp nhằm đi tới sự cân bằng về dòng tiền như xem xét khả năng vay vốn, tăng khả năng thu hồi nợ và thắt chặt hơn các khoản chi tiêu bằng tiền… trên cơ sở đó xem xét sự cân bằng mới về thu và chi bằng tiền.

- Trường hợp dư thùa vốn bằng tiền cần chủ động xem xét khả năng sử dụng tiền đầu tư một cách thích hợp để tăng thêm mức sinh lời của đồng tiền.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính)

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/lap-ke-hoach-dong-tien-cash-flow-planning-la-gi-20191106172527354.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/