Kinh phí hỗ trợ tiêu hủy heo vượt gấp ba lần ngân sách dự phòng, tỉnh Hưng Yên sẽ huy động tiền ở đâu?

Ông Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ tịch tỉnh Hưng Yên, cho biết ngân sách dự trữ chỉ có 180 tỉ đồng nhưng số tiền tiêu hủy heo đã lên tới 600 tỉ đồng. Theo ông Quang, nếu tỉnh không đảm đương được thì ngân sách cấp trên sẽ cấp bù để đảm bảo vấn đề phát triển sản xuất cho người chăn nuôi.

Sẽ xin thêm kinh phí cấp trên

Trao đổi tại hội nghị triển khai các giải pháp tổng hợp phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi diễn ra sáng ngày 11/7, ông Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, cho biết ngân sách dự trữ chỉ có 180 tỉ đồng nhưng số tiền tiêu hủy heo đã lên tới 600 tỉ đồng.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, người viết đã có cuộc trảo đổi ngắn với ông Quang trước khó khăn về nguồn kinh phí.

IMG_20190711_105357

Ông Nguyễn Minh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Đức Quỳnh

Khi được hỏi, việc số tiền hỗ trợ người dân tiêu hủy heo vượt quá tới 3 lần so với nguồn ngân sách dự phòng của tỉnh thì Hưng Yên sẽ huy động nguồn tiền từ đâu, ông Minh cho biết tỉnh sẽ tiếp tục xin hỗ trợ từ cấp trên. 

"Mức hỗ trợ cụ thể như nào Nhà nước đã có quy định cụ thể, các tỉnh triển khai bằng nguồn ngân sách dự phòng

Nếu tỉnh không đảm đương được thì ngân sách cấp trên cấp bù để đảm bảo vấn đề phát triển sản xuất cho người chăn nuôi, bởi nếu không hỗ trợ được thì rất nhiều hộ sẽ gặp khó khăn, đặc biệt là trong vấn đề vay tín dụng", ông Minh nói.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cũng nhận định dịch tả heo châu Phi đã gây ra thiệt hại lớn cho người chăn nuôi địa bàn tỉnh nói riêng.

Theo đó, dịch đã lan tới 156/161 xã thị trấn, gây thiệt hại khoảng 176.000 con heo, tương đương khối lượng 10.000 tấn. Lượng heo này chiếm khoảng 30% tổng đàn của tỉnh Hưng Yên.

Mặc dù vậy, thời gian qua, một số hộ dân phản ánh việc chậm nhận được tiền hỗ trợ. 

Giải trình về vấn đề này, ông Quang cho biết thực tế các nguồn ngân sách để hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi tập trung lấy bằng nguồn ngân sách dự phòng, tất cả cấp tỉnh, huyện và xã đều có kinh phí này. 

"Tuy nhiên, kinh phí quá lớn lớn, vượt qua khả năng ngân sách của tỉnh, xã. Do đó, kinh phí này tập trung ưu tiên cho các lực lượng tham gia phòng chống dịch bởi lực lượng này ngày đêm túc trực, tổ chức tiêu hủy. 

Khi có nguồn kinh phí hỗ trợ ở phía trên cùng với nguồn của tỉnh, chúng tôi sẽ trực tiếp gửi đến bà con", ông Quang cho biết.

Giãn nợ cho bà con

Trả lời câu hỏi liên quan đến chính sách giãn nợ cho bà con, ông Quang cho biết tỉnh đã giao trách nhiệm cho chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn để làm việc với các ngân hàng thương mại, đặc biệt trong vấn đề giãn nợ cho người nuôi.

"Chúng tôi đã có văn bản cụ thể về vấn đề này và ngân hàng nhà nước đã có chỉ đạo tất cả ngân hàng thương mại giãn nợ, khoan nợ, cho vay mới đối với cac hộ chăn nuôi đã đáp ứng yêu cầu chỉ đạo chăn nuôi của tỉnh", ông Quang nói.

Về việc tiêu thụ và triển vọng nguồn cung thịt heo từ nay đến cuối năm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết hiện nay tỉnh đang phát động phong trào tiêu thụ thịt heo cho bà con và giao chỉ tiêu cho từng đơn vị. 

Ngoài ra, tỉnh cũng kết nối với các đơn vị cấp đông và đã tiêu thụ lượng lớn đầu heo cho hộ chăn nuôi. 

Bên cạnh đó, ông Quang cũng nói thêm việc tái đàn là cần thiết bởi chăn nuôi heo chiếm tỉ trọng lớn. Tuy nhiên, trong điều kiện dịch tả heo châu phi diễn biến phức tạp như hiện nay việc tái đàn không nên.

Đặc biệt, khu dân cư không đảm bảo an toàn sinh học, tỉnh chỉ đạo tuyệt đối không được tái đàn. 

"Trong điều kiện như hiện nay, tỉnh vận động người dân chuyển đổi mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học hoặc chuyển sang chăn nuôi gia súc, gia cầm khác", ông Quang nói.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/kinh-phi-ho-tro-tieu-huy-heo-vuot-gap-ba-lan-ngan-sach-du-phong-tinh-hung-yen-se-huy-dong-tien-o-dau-20190711162655464.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/