Khảo sát của Infocus Mekong Research: Tâm lí bi quan của người tiêu dùng, nhiều lĩnh vực kinh doanh có thể giảm sút trong năm 2020 vì COVID-19

Hiện tại, nỗi sợ hãi của người tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn tập trung vào việc bị nhiễm virus corona và lo ngại về những tác động tiêu cực của virus này đến kết hoạt động kinh doanh của họ.

Khảo sát của Infocus Mekong Research: Tâm lí bi quan của người tiêu dùng, nhiều lĩnh vực kinh doanh có thể giảm sút trong năm 2020 vì COVID-19 - Ảnh 1.

Trước khi dịch virus corona bùng phát ở Trung Quốc, khoảng 70% người tiêu dùng Việt Nam kì vọng nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 sẽ tốt hơn năm 2019. Chỉ số người tiêu dùng IFM cho thấy sự kì vọng nhìn chung có giảm, nhưng không đáng kể, từ 91 điểm năm 2019 xuống còn 84 điểm vào năm 2020.

Bốn tuần sau đó, trong cuộc khảo sát với cùng nhóm đối tượng, chưa đến 20% lạc quan về sức khỏe kinh tế Việt Nam, trong khi có tới 62% người tiêu dùng cho rằng nền kinh tế của Việt Nam sẽ tồi tệ hơn vào năm 2020. 

a - Ảnh 1.

Những dữ liệu trên được thống kê trong Khảo sát nghiên cứu của Infocus Mekong Research trên 7.000 người tiêu dùng tại Việt Nam. (Nguồn: IFM Research)

Trước khi dịch bệnh bùng phát, những lo ngại và quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng Việt Nam liên quan đến năm 2020 là ô nhiễm môi trường (53%), sự thiếu hụt các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia. Nhưng giờ đây, nỗi sợ hãi của người tiêu dùng hoàn toàn tập trung vào việc bị nhiễm virus corona và lo ngại về những tác động tiêu cực của virus này đến hoạt động kinh doanh của họ. 

a - Ảnh 2.

(Nguồn: IFM Research)

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt giảm 54 điểm vì virus corona - Ảnh 3.

(Nguồn: IFM Research)

Giáo dục, Thực phẩm & Đồ uống, Chăm sóc sức khỏe và Chăm sóc cá nhân vẫn sẽ là những hạng mục chi tiêu hàng đầu trong năm 2020. Tuy nhiên sự tăng trưởng trong các lĩnh vực này được sự báo sẽ suy giảm.

90% dân số Việt Nam trên 18 tuổi đã sở hữu smartphone, điều này cũng khiến cho nhà bán lẻ điện thoại hàng đầu như Thế giới Di động cũng đã phải dịch chuyển sang bán đồng hồ để tìm kiếm động lực tăng trưởng. 

Tuy vậy, không phải mọi lĩnh vực sẽ bị tác động như nhau bởi COVID-19. Những thống kê ban đầu cho thấy khách sạn, bán lẻ, F&B, sản xuất, logistics là những ngành gặp khó khăn nhất. Hầu như tất cả các hoạt động giải trí cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể trong năm 2020, từ du lịch,  nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim vì người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng tránh những nơi công cộng. 

Cuối cùng, sự sụt giảm các khoản vay cá nhân trong năm 2020 cũng là vấn đề cần được nói đến. Năm 2019, 54% những người được khảo sát cho biết sử dụng một số hình thức cho vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng tiêu dùng... chỉ tăng 2% so với năm 2018. Infocus Mekong Research cho rằng, tâm lí của người tiêu dùng trong năm 2020 (năm tuổi chuột) là thận trọng, do đó lĩnh vực này rất có thể sẽ giảm. 

Ngược lại, do lo ngại về vấn đề sức khỏe, các sản phẩm chăm sóc cá nhân mùa dịch sẽ phục hồi tích cực khi người tiêu dùng tăng tiêu thụ để bảo vệ gia đình và các nhân.

Những lĩnh vực hưởng lợi nhất sẽ là dịch vụ mua sắm, giao hàng trực tuyến và ngành công nghiệp ô tô. Thực phẩm đóng gói cũng là các sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn do người tiêu dùng dành nhiều thời gian ở nhà. 

Khi được hỏi, 47% người tiêu dùng cho biết sẽ chi tiêu nhiều hơn cho giao thông trong năm 2020. Năm ngoái chứng kiến mức đỉnh của doanh số bán xe, 19% các khoản vay được cho biết là để mua xe và ngành công nghiệp ô tô tiếp tục phát triển ở tốc độ nhanh chóng.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/khao-sat-cua-infocus-mekong-research-tam-li-bi-quan-cua-nguoi-tieu-dung-nhieu-linh-vuc-kinh-doanh-co-the-giam-sut-trong-nam-2020-vi-covid-19-20200228010020846.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/