Kế toán hộp đen (Black Box Accounting) là gì?

Kế toán hộp đen (tiếng Anh: Black Box Accounting) mô tả việc sử dụng các phương pháp kế toán phức tạp với mục đích làm cho việc báo cáo tài chính trở trên tốn thời gian hoặc khó khăn hơn.

Kế toán hộp đen (Black Box Accounting) là gì? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa: Singularity Hub)

Kế toán hộp đen

Khái niệm

Kế toán hộp đen trong tiếng Anh là Black Box Accounting.  

Kế toán hộp đen mô tả việc sử dụng các phương pháp kế toán phức tạp với mục đích làm cho việc báo cáo tài chính trở trên tốn thời gian hoặc khó khăn hơn. 

Kế toán hộp đen thường được sử dụng bởi các công ty muốn che giấu thông tin mà họ không muốn các nhà đầu tư dễ dàng nhìn thấy. Những thông tin đó chẳng hạn như khoản nợ lớn, vì thông tin sẽ ảnh hưởng đến cổ phiếu của công ty hoặc khả năng tiếp cận nguồn vốn. 

Đặc điểm của kế toán hộp đen

Kế toán hộp đen không phải bất hợp pháp, miễn là nó tuân thủ các nguyên tắc của GAAP hoặc IAS, tùy thuộc vào vị trí địa lí. Tuy nhiên, nó thường được coi là phi đạo đức, vì nó được tạo ra để che giấu một bức tranh rõ ràng và chính xác về sức khỏe tài chính của công ty. Việc sử dụng các công thức phức tạp cũng tạo ra sự hoài nghi về tính chính xác của những con số hiển thị trong báo cáo tài chính. 

Thuật ngữ "hộp đen" bắt nguồn từ việc nó được sử dụng trong các ngành khoa học, máy tính hoặc kĩ thuật. Với hộp đen, chúng ta chỉ biết được dữ liệu đầu vào và đầu ra của nó, nhưng không thể biết được hoạt động bên trong của nó là như thế nào. 

Áp dụng cho kế toán và quản lí tài chính, các phương pháp và qui trình tương tự mà thông thường sẽ tạo ra báo cáo tài chính minh bạch, thì nay kết quả bị bỏ qua với mục đích che giấu trước sự quan tâm của một bên nào đó. 

Kế toán hộp đen ngày ngày nay

Ngày nay, các nhà đầu tư và cơ quan quản lí sẽ không thể chấp nhận mánh khóe kế toán hộp đen. Với những tiến bộ trong hệ thống thông tin, bao gồm cả báo cáo tài chính điện tử, việc đổ lỗi cho hệ thống kế toán yếu kém đã không còn là lời bào chữa hợp lí nữa. 

Ví dụ, tại Mỹ, sự ra đời của Đạo luật Sarbanes–Oxley 2002 đã giáng một đòn mạnh vào các phương pháp hộp đen. Đạo luật này đã bổ sung hình phạt hình sự cho một số hành vi sai trái của doanh nghiệp. Ít có giám đốc kế toán nào dám sử dụng phương pháp hộp đen khi biết có thể rơi vào vụ án hình sự nếu như thực hiện hành vi đó. 

(Theo Investopedia)

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/ke-toan-hop-den-black-box-accounting-la-gi-2020041817342041.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/