JP Morgan: OPEC+ có thể tăng mức giảm sản lượng

Các chuyên gia của ngân hàng J.P. Morgan cho rằng OPEC + không những có thể gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng đến tháng 6/2020 mà còn tăng mức giảm sản lượng thêm 300.000 thùng/ngày.

Theo CNBC, nhiều chuyên gia phân tích dự báo OPEC và các nước đồng minh (OPEC +) sẽ gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng thêm ba tháng nữa. 

Tuy nhiên, các chuyên gia của ngân hàng J.P. Morgan thậm chí cho rằng OPEC + sẽ tăng mức giảm sản lượng thêm 300.000 thùng/ngày.

Các chuyên gia của J.P. Morgan dựa trên tình hình hiện tại nhận định thỏa thuận thắt chặt sản lượng có thể được gia hạn đến tháng 6/2020 với mức giảm là 1,5 triệu thùng/ngày. 

Thỏa thuận hiện tại sẽ hết hiệu lực vào tháng 3/2020 với mức giảm là 1,2 triệu thùng/ngày.

OPEC + và các nước đồng minh sẽ họp vào ngày 5 - 6/12 tại Vienna (Áo) nhằm đưa ra quyết định đối với thỏa thuận giảm sản lượng.

Chuyên gia của J.P. Morgan cho hay họ đã tổ chức một cuộc họp về triển vọng quyết định của OPEC đối với thỏa thuận giảm sản lượng với sự tham gia của Jaafar Altaie, giám đốc đồng thời là nhà sáng lập của công ty năng lượng Manaar Energy.

Theo đó, đại diện của Manaar Energy cho rằng Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi, ông Abdulaziz bin Salman sẽ cam kết giảm khoảng 10 triệu thùng/ngày, thấp hơn so với mức hiện tại là 10,3 triệu thùng/ngày.

106134493-15687436755382019-09-16t113419z_1454186269_rc1d5ee48000_rtrmadp_3_saudi-aramco

Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi ông Abdulaziz bin Salman. Ảnh: CNBC

Việc tăng cường giảm sản lượng sẽ khiến thị trường được thắt chặt hơn, từ đó kéo giá dầu tăng.

Giới phân tích của J.P. Morgan cho rằng OPEC cũng đang tập trung tới khả năng Mỹ tiếp tục tăng sản lượng dầu đá phiế.

Hiện tại, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đã lên tới 12,9 triệu thùng/ngày trong khi OPEC và đồng minh đang nỗ lực giảm sản lượng. Lượng dầu thô xuất khẩu của Mỹ cũng tăng khoảng 1 triệu thùng/ngày trong năm nay và thị phần của nước này cũng tăng.

Trong khi đó, các chuyên gia của ngân hàng Goldman Sachs dự báo OPEC + sẽ giữ nguyên mức sản lượng hiện tại nhưng gia hạn thỏa thuận thắt chặt nguồn cung đến tháng 6 năm sau.

Đồng thời, họ cũng cho rằng giá dầu thô trong tuần này sẽ biến động trái chiều do có quá nhiều thông tin đồn đoán về quyết định của OPEC + sẽ đưa ra.

Tuy nhiên, các chuyên gia của Goldman Sachs cũng cho rằng Arab Saudi không muốn gia hạn thỏa thuận do nhiều nước thành thành viên OPEC + chưa tuân thủ mức giảm sản lượng đã cam kết.

"Với việc nhiều nước vẫn chưa tuân thủ cảm kết, Arab Saudi cũng không dám đảm bảo rằng mình họ có thể khiến thị trường cân bằng trở lại.

Do đó, họ có thể ưu tiên đẩy mạnh sự tuân thủ của các nước khác trước sau đó mới tính đến gia hạn thỏa thuận.

Tuy nhiên, mọi chuyện phức tạp hơn khi Nga yêu cầu loại bỏ khí ngưng tụ (condensates) trong hạn mức giảm sản lượng của mình", giới chuyên gia Goldman Sachs chia sẻ.

Theo trang Oilgas.vn, "condensate" còn gọi là khí ngưng tụ hay lỏng đồng hành, là dạng trung gian giữa dầu và khí có màu vàng rơm.

Nếu thỏa thuận giảm sản lượng được gia hạn dài hơn so với dự báo, thị trường sẽ đi lên từ đó thúc đẩy Arab Saudi tăng cường giảm sản lượng hơn nữa, vượt ngưỡng nước này đã cam kết.

Mặt khác nếu các nhà sản xuất dầu thô hoãn việc quyết định gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng và không làm gì cả, giá dầu có thể đi xuống.

Kết phiên giao dịch hôm thứ Ba (3/12), giá dầu thô diễn biến trái chiều trước thềm cuộc họp giữa OPEC và các nước đồng minh. Theo đó, giá dầu Brent giao trong tháng 2/2020 giảm 5 cent xuống 60,8 USD/thùng. Cùng lúc, giá dầu WTI tăng 14 cent lên 56,1 USD/thùng.

Tính đến đầu giờ chiều ngày 4/12, giá dầu thô đồng loạt tăng. Cụ thể, giá dầu WTI tăng 1,2% lên 56,7 USD/thùng. Cùng lúc giá dầu Brent tăng 1,4% lên 61,6 USD/thùng.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/jp-morgan-opec-co-the-tang-muc-giam-san-luong-20191204162147153.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/