Hiệp định giữa Việt Nam và Armenia về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư

Việt nam và Armenia mong muốn củng cố sự hợp tác kinh tế cùng có lợi giữa hai nước. Nhằm tạo ra và đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho các đầu tư của nhà đầu tư một nước trên lãnh thổ của nước kia.

Hiệp định giữa Việt Nam và Armenia về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư - Ảnh 1.

Hiệp định giữa Việt Nam và Armenia về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư. (Nguồn: thoibaotaichinhvietnam)

Thông tin cơ bản về Hiệp định giữa Việt Nam và Armenia về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư

Thời gian kí kết: 13/12/1992

Địa điểm kí kết: Hà Nội, Việt Nam.

Việt nam và Armenia mong muốn củng cố sự hợp tác kinh tế cùng có lợi giữa hai nước. Nhằm tạo ra và đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho các đầu tư của nhà đầu tư một nước trên lãnh thổ của nước kia.

Nhận thấy sự cần thiết phải khuyến khích và bảo hộ đầu tư với mục đích thúc đẩy sự phát triển kinh tế của hai nước.

Phạm vi áp dụng Hiệp định

Hiệp định giữa Việt Nam và Armenia về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư sẽ được áp dụng đối với những đầu tư kể cả đầu tư gián tiếp, do các nhà đầu tư của một Bên kí kết tiến hành trên lãnh thổ của Bên kí kết kia, với điều kiện đầu tư được tiến hành phù hợp với pháp luật của Bên kí kết tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư có quyền thực hiện đầu tư phù hợp với pháp luật của nước mình. 

Khuyến khích và bảo hộ đầu tư 

Mỗi Bên kí kết sẽ tạo ra, bảo đảm trên lãnh thổ của mình những điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư của các nhà đầu tư Bên kí kết kia và cho phép tiến hành đầu tư phù hợp với pháp luật của mình. 

Mỗi Bên kí kết sẽ bảo đảm trên lãnh thổ của mình cho những đầu tư của các nhà đầu tư Bên kí kết kia phù hợp với pháp luật của mình. Mỗi Bên kí kết sẽ thúc đẩy việc thực hiện, hoạt động, quản lí, giữ gìn, sử dụng, sở hữu, mở rộng và triển khai những đầu tư đó.

Chuyển các khoản liên quan đến đầu tư theo Hiệp định

Mỗi Bên kí kết sẽ đảm bảo cho các nhà đầu tư của Bên kí kết kia đang tiến hành những đầu tư trên lãnh thổ của mình, được phép chuyển các khoản liên quan đến những đầu tư đó mà không có sự cản trở, cụ thể là: 

- Thu nhập.

- Số tiền để trả nợ.

- Vốn bổ sung cần thiết để duy trì và mở rộng đầu tư.

- Các khoản thanh toán phát sinh từ tranh chấp về đầu tư.

- Số tiền thu từ thanh lí một phần hoặc toàn bộ hoặc bán những đầu tư, kể cả sự tăng vốn. 

Nếu giữa các nhà đầu tư và Bên kí kết tương ứng không qui định gì khác, thì việc chuyển được thực hiện theo tỉ giá hối đoái vào ngày chuyển, phù hợp với những qui định quản lí ngoại hối của Bên kí kết mà trên lãnh thổ của Bên đó đầu tư được thực hiện. 

Trưng thu và bồi thường theo Hiệp định

1. Không một Bên kí kết nào được áp dụng các biện pháp tịch thu, quốc hữu hoá hoặc các biện pháp khác có tính chất và hậu quả tương tự, đối với đầu tư của các nhà đầu tư Bên kí kết kia.

Trừ trường hợp khi các biện pháp đó được áp dụng vì lợi ích quốc gia trên cơ sở không phân biệt đối xử, theo trình tự pháp luật và phải bồi thường một cách có hiệu quả.

2. Những nhà đầu tư của một Bên kí kết có đầu tư bị thiệt hại do chiến tranh, hoặc bất kì xung đột vũ trang nào khác, bạo loạn, tình trạng khẩn cấp hay tình trạng tương tự nào xảy ra trên lãnh thổ của Bên kí kết kia, sẽ được áp dụng chế độ đầu tư theo Hiệp định về việc khôi phục tài sản, hoàn trả, bồi thường và những hình thức bồi thường khác. 

3. Mỗi Bên kí kết theo Hiệp định này chỉ bồi thường cho nhà đầu tư Bên kí kết kia phần tài chính tham gia tương ứng của nhà đầu tư đó trong pháp nhân. 

4. Việc tịch thu tài sản liên quan đến đầu tư nước ngoài, được áp dụng theo quyết định của Toà án như là biện pháp trừng phạt do vi phạm pháp luật đã được chứng minh ở Việt Nam và Armenia thì sẽ không phải bồi thường. 

Chi tiết về Hiệp định giữa Việt Nam và Armenia về Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư 

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/hiep-dinh-giua-viet-nam-va-armenia-ve-khuyen-khich-va-bao-ho-dau-tu-20200208212037036.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/