Giám đốc EIA: Thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng lớn hơn nhiều so với những năm 1970

“Hồi đó chỉ là về dầu mỏ. Bây giờ chúng ta có một cuộc khủng hoảng không chỉ dầu mỏ mà còn liên quan tới cả khí đốt và điện”, ông Fatih Birol, Giám đốc Điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết.

Trong một buổi phỏng vấn với tờ  Der Spiegel (Đức) Giám đốc Điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Fatih Birol cho rằng thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng “lớn hơn nhiều” so với những năm 1970.

“Hồi đó chỉ là về dầu mỏ. Bây giờ chúng ta có một cuộc khủng hoảng không chỉ dầu mỏ mà còn liên quan tới cả khí đốt và điện”, ông Birol nói. 

Khủng hoảng dầu mỏ bắt những năm 1970 đầu diễn ra từ ngày 17/10/1973 khi các nước thuộc Tổ chức Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) quyết định ngừng cung cấp nhiên liệu sang Mỹ, Nhật và Tây Âu, nhằm trừng phạt cho sự ủng hộ của nhóm này đối với Israel trong cuộc xung đột giữa Israel và liên quân Ai Cập - Syria. Lượng dầu bị cắt giảm tương đương với 7% sản lượng của cả thế giới thời kỳ đó. Sự kiện này đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 trên quy mô toàn cầu. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm giá dầu tăng gấp 4 lần; từ 3 USD/thùng hồi tháng 10/1973 lên gần 12 USD/thùng vào giữa 1974.

Cuộc khủng hoảng năng lượng bắt đầu từ mùa thu năm ngoái, nhưng căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn khi thị trường lo ngại nguồn cung năng lượng từ Nga bị gián đoạn vì chính phủ các nước phương Tây đang áp đặt ngày càng nhiều biện pháp trừng phạt đối với Moscow.

Mới đây, EU đã đồng ý nhập khẩu tới 2/3 lượng dầu thô từ Nga. Điều này sẽ thắt chặt hơn nữa thị trường dầu thô và các sản phẩm tinh chế từ dầu vốn đã rất eo hẹp.

Thế giới, đặc biệt là châu Âu, có thể đối mặt với một mùa hè thiếu xăng dầu và nhiên liệu máy bay, ông Birol nói.

Vị này cho biết thêm, nhu cầu nhiên liệu thường tăng khi kỳ nghỉ lễ chính bắt đầu ở châu Âu và Mỹ.

Dòng chảy dầu thô cạn kiệt làm giảm công suất các nhà máy lọc dầu toàn cầu, dẫn đến tồn kho ở nhiều nước trong đó có Mỹ ở mức thấp. 

Công suất hoạt động của các nhà máy lọc dầu trên toàn cầu và ở Mỹ, hiện đã thấp hơn vài triệu thùng mỗi ngày so với trước đại dịch.  Một số nhà máy tại Mỹ đã chuyển sang sản xuất nhiên liệu sinh học. 

Nhiều nhà máy đang phải hoạt động với công suất cầm chừng đặc biệt là sau khi các khách hàng phương Tây - kể cả ở Mỹ - không còn nhập khẩu phân đoạn dầu nhờn (Vacuum Gas Oil ) của Nga và các sản phẩm trung gian cần thiết khác để tinh chế dầu thô thành xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay. 

Thị trường nhiên liệu ở châu Âu cũng vô cùng eo hẹp và dự kiến ​​sẽ càng bị thắt chặt hơn nữa sau lệnh cấm nhập khẩu dầu thô của Nga.

Hiện tại, Nga đang đẩy mạnh xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc và Ấn Độ để bù đắp tổn thất do lệnh trừng phạt của các nước phương Tây.

Nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Trung ương Mỹ (BofA) cho biết giá dầu thô Brent có thể vượt 150 USD/thùng nếu xuất khẩu dầu của Nga giảm mạnh.

Giá dầu tăng sau khi căng thẳng Nga - Ukraine leo thang và hiện ở quanh mức 120 USD/ thùng.

“Với việc giá dầu Brent khoảng 120 USD/thùng, nếu xuất khẩu dầu thô Nga giảm mạnh, chúng tôi cho rằng giá dầu Brent có thể vượt mốc 150 USD/thùng”ngân hàng BofA nhận định.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/giam-doc-eia-the-gioi-dang-doi-mat-voi-cuoc-khung-hoang-nang-luong-lon-hon-nhieu-so-voi-nhung-nam-1970-20226118952732.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/