Giá xăng dầu tuần tới: Giá dầu giảm do tốc độ tăng trưởng toàn cầu trì trệ

Kết thúc giao dịch tuần này, giá dầu giảm do xu hướng giảm giá chiếm ưu thế trên thị trường dầu bất chấp tin tức tăng giá ở Trung Đông với giá dầu WTI giao tháng 11 giảm 1,69% và giá dầu Brent giao tháng 12 giảm 1,8%.

LYNXNPEC1A050_L

Nguồn: Reuters

Xem thêm: Giá xăng dầu ngày 21/10

Chốt phiên giao dịch tuần này, giá dầu thô WTI trên Sàn New York ở mức 53,78 USD/thùng trong khi giá dầu Brent trên Sàn ICE đạt 59,42 USD/thùng, theo Xinhua.

Giá dầu WTI và Brent đã tăng lần lượt 18,43% và 10,45% trong năm nay, giảm từ mức cao nhất trong tháng 4 khi mức tăng của dầu WTI đạt hơn 40% và dầu Brent hơn 30%.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Hai (14/10) và thứ Ba (15/10), giá dầu WTI và Brent lần lượt giảm 3,46% và 2,93% khi thị trường tiếp tục lo ngại về nhu cầu toàn cầu suy yếu.

Các chuyên gia phân tích cho biết các nhà đầu tư lo lắng về những bất ổn thương mại giữa các nền kinh tế lớn của thế giới sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu và làm giảm nhu cầu dầu mỏ. 

 Trong báo cáo thị trường dầu hàng tháng mới nhất, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã giảm dự báo tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu 0,1 triệu thùng/ngày trong cả năm 2019 và 2020.

Hai phiên giao dịch sau đó, giá dầu WTI và Brent cải thiện và tăng lần lượt 2,12% và 1,99%  do các dấu hiệu tích cực như OPEC và các nhà sản xuất lớn khác cắt giảm nguồn cung, giá trị đồng USD yếu hơn đồng bảng Anh nhờ Brexit bất chấp lượng dầu tồn kho của Mỹ tăng cao so với dự kiến.

Khối lượng dầu thô dự trữ của Mỹ, ngoại trừ các kho Dự trữ dầu mỏ chiến lược, tăng 9,281 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 11/10, nhiều hơn mức tăng trưởng dự kiến là 2,878 triệu thùng, cho thấy nhu cầu yếu hơn và giá dầu giảm.

Với 434,9 triệu thùng, lượng dầu thô tồn kho của Mỹ tăng khoảng 2% so với mức trung bình 5 năm.

Thứ Sáu (18/10), giá dầu giảm do những người tham gia thị trường vẫn lo ngại về vấn đề nhu cầu.

Dữ liệu kinh tế từ một số quốc gia lớn trên thế giới chậm lại dấy lên lo ngại rằng tăng trưởng toàn cầu trì trệ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thô và gây áp lực lên giá.

Ngoài ra, các nhà đầu tư lo lắng những bất ổn giữa Mỹ và các đối tác thương mại lớn sẽ làm suy thoái kinh tế toàn cầu.

Giá dầu tiếp tục tăng kể từ đầu năm do một số lo ngại về chính trị và quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC. Sản xuất đã chững lại chủ yếu là do những lo ngại về nhu cầu dầu thô giảm.

Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 10 công bố ngày 15/10, IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu ở mức 3% trong năm 2019, mức chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. 

IMF cũng ước tính căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ làm GDP toàn cầu giảm 0,8% vào năm 2020.

Hơn nữa, giá trị đồng USD tăng trong những tháng qua đã kéo giá dầu giao sau xuống vì USD index giữ xu hướng tăng kể từ giữa năm 2018 mặc dù tuần kết thúc vào ngày 18/10, con số này có mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ giữa tháng 6 do giá giảm mạnh.

Trong tuần tới, thị trường sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình Trung Đông và sự phát triển của các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung.

Hôm 18/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết các hành động của Mỹ ở Syria đáng lẽ phải được thực hiện từ nhiều năm trước dưới thời chính quyền Tổng thống Obama. Ông cũng tuyên bố Mỹ sẽ kiểm soát dầu ở vùng Trung Đông.

Trong khi đó, triển vọng giảm nguồn cung của OPEC sẽ giúp ổn định giá dầu thô. Các chuyên gia phân tích tin rằng trong cuộc họp tháng 12, OPEC và các đồng minh sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/gia-xang-dau-tuan-toi-gia-dau-giam-do-toc-do-tang-truong-toan-cau-tri-tre-20191020191656662.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/