Giá xăng dầu tuần tới: Giá dầu có thể tiếp tục đà tăng nếu Nga đồng ý cắt giảm bổ sung sản lượng

Giá dầu thô tăng 5% trong tuần này mặc dù dấu hiệu cho thấy nhu cầu năng lượng sẽ trở nên tồi tệ hơn trước, đánh dấu là tuần tăng đầu tiên trong 6 tuần kể từ khi năm 2020 bắt đầu. Thị trường dầu thô đang chờ đợi quyết định của Nga về việc cắt giảm bổ sung sản lượng trong cuộc họp vào ngày 5/3 tới, điều này có thể khiến triển vọng giá dầu tăng.

Giá xăng dầu tuần tới: Giá dầu có thể tiếp tục đà tăng nếu Nga đồng ý cắt giảm bổ sung sản lượng - Ảnh 1.

Nguồn: Reuters

Kết thúc phiên thứ Sáu (14/2), giá dầu thô Brent ở mức 57,32 USD/thùng, tăng 98 cent, tương đương 1,7%. Giá dầu WTI đạt 52,05 USD/thùng, tăng 63 cent, tương đương 1,2%, theo Investing.com

Trong tuần này, giá dầu Brent và WTI tăng lần lượt 5,2% và 3,4%. Tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay, giá dầu Brent và WTI giảm lần lượt 13% và 14%.

Giá dầu kéo dài đà tăng trong 4 phiên liên tiếp khi số liệu thống kê của Trung Quốc cho thấy tình trạng dịch Covid - 19 có dấu hiệu tốt hơn. 

Tâm lí thị trường dầu mỏ cũng trở nên lạc quan khi Nga thể hiện thái độ hợp tác với OPEC làm dấy lên suy đoán về việc liệu Moscow có tham gia cắt giảm bổ sung 600.000 thùng/ngày do OPEC đề xuất hay không.

Trung Quốc vẫn phải tiếp tục phải cuộc chiến với virus corona và sự sụt giảm nhu cầu dầu thô sẽ ngày càng trở nên trầm trọng.

Nếu virus lan rộng sang Mỹ và châu Âu, nhu cầu dầu thô sẽ càng giảm hơn nữa. Tăng trưởng trên toàn thế giới và chuỗi cung ứng có thể bị tác động nhiều hơn. 

Tuy nhiên, giá dầu thô tăng đáng kể trong tuần này. Liệu đây có phải là "sự phục hồi hình chữ V"? 

Một số dấu hiệu tích cực cho thấy giá dầu có thể tiếp tục đà tăng trong thời gian tới.

Theo báo cáo hôm thứ Sáu (14/2), các nhà máy lọc dầu độc lập qui mô nhỏ ở Trung Quốc (với tên gọi Teapots) bắt đầu quay trở lại mua dầu thô trong bối cảnh tiêu dùng năng lượng của Trung Quốc hạn chế.

Tuy nhiên Scott Shelton, nhà môi giới năng lượng tại ICAP, Durham, Bắc Carolina cho biết: Trong khi tỉ lệ tiêu thụ dầu thô tiếp tục giảm ở Trung Quốc với tỉ lệ Teapots thấp hơn 50%, đặt ra câu hỏi liệu các nhà máy lọc dầu có thể bù đắp lượng nhu cầu thiếu hụt.

Có khả năng Nga sẽ đồng ý với OPEC những đề xuất cắt giảm mới bất chấp thái độ do dự ban đầu của Tổng thống Vladimir Putin. 

Người đứng đầu điện Kremlin đưa ra cảnh báo với những người trong cuộc về vấn đề năng lượng của Moscow, cho rằng việc cắt giảm bổ sung của Nga sẽ chỉ có lợi cho các giàn khoan dầu của Mỹ - quốc gia không liên minh với OPEC.

Cuộc tranh luận trong tuần này còn đề cập tới việc liệu nhu cầu năng lượng toàn cầu có thể ổn định sau trận đại dịch khiến gần 1.700 người ở Trung Quốc tử vong và khoảng 68.000 trường hợp lây nhiễm.

Ngoài ra, trên thế giới ghi nhận hơn 500 ca nhiễm tại 30 quốc gia khác với 4 người tử vong ở Pháp, khu vực lãnh thổ Hong Kong, Philippines và Nhật Bản.

Ngoài Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và OPEC đều công bố các ước tính khác nhau về tác động của sự bùng phát virus corona đối với thị trường dầu mỏ. 

Tuy nhiên không tổ chức nào đưa ra con số chính xác về tác động của dịch bệnh.

Theo OPEC, nhu cầu dầu của Trung Quốc trong quí đầu tiên có thể chỉ giảm 160.000 thùng/ngày so với ước tính trong tháng trước và mức tiêu thụ dự kiến tăng 140.000 thùng/ngày so với cùng kì năm 2019.

IEA có trụ sở tại Paris dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong quí đầu tiên giảm 1,3 triệu thùng/ngày so với dự báo trong tháng trước.

Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất của EIA, tổng nguồn cung năng lượng toàn cầu trung bình đạt 101,97 triệu thùng/ngày vào năm 2020 trong khi nhu cầu trung bình là 101,74 triệu thùng/ngày, thặng dư cán cân cung cầu khoảng 230.000 thùng/ngày. 

So với dự báo trong tháng trước, EIA cho biết tổng nguồn cung trung bình đạt 102,37 triệu thùng/ngày so với nhu cầu trung bình là 102,11 triệu thùng/ngày, chênh lệch cung cầu khoảng 260.000 thùng/ngày.


Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/gia-xang-dau-tuan-toi-gia-dau-co-the-tiep-tuc-da-tang-neu-nga-dong-y-cat-giam-bo-sung-san-luong-20200216212948306.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/