Giá xăng dầu tuần tới: Cuộc họp OPEC + khó có thể thành công, thậm chí khiến thị trường thêm lũng loạn

Việc chấm dứt tình trạng giá dầu lao dốc nhờ thỏa thuận cắt giảm 10 triệu thùng/ngày giữa Nga và Arab Saudi, trích dẫn trong tweet của Tổng thống Trump, mà giới chuyên gia và các phương tiện truyền thông đưa tin gần đây gần như khó thể xảy ra.

Giá xăng dầu tuần tới: Cuộc họp OPEC + khó có thể thành công, thậm chí khiến thị trường thêm lũng loạn - Ảnh 1.

Nguồn: Oil Price

Arab Saudi ra điều kiện sẽ chỉ đồng ý cắt giảm khi mọi nước quốc gia, thậm chí ngoài OPEC như Mỹ, đều phải chịu một phần trách nhiệm trong khi việc thuyết phục để mọi nước đi đến cam kết dường như không khả thi.

Thị trường dầu đang hỗn loạn, cuộc chiến giữa các nhà sản xuất hàng đầu để giành thị phần ngày càng căng thẳng, việc cắt giảm sản lượng mà Mỹ tuyên bố bất khả thi và nhu cầu bị tác động mạnh do COVID-19 là những vấn đề không thể được giải quyết chỉ bởi một cuộc họp của OPEC diễn ra sắp tới. 

Ngay sau dòng twitter mới nhất của Tổng thống Donald Trump, Arab Saudi và Nga đã đưa ra những tuyên bố quan trọng về tác động và ảnh hưởng của Tổng thống Mỹ đối với vấn đề này. 

Dòng tweet của Tổng thống Trump tuyên bố hai bên Arab Saudi - Nga sẽ đồng ý cắt giảm hơn 10 triệu thùng/ngày cho thấy ông không chỉ đánh giá quá cao sức mạnh của mình đối với hai nước, mà còn cho thấy sự thiếu hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản của thị trường và sự sụt giảm nhu cầu nghiêm trọng hiện tại trên toàn thế giới. 

Các tweet của Trump và cách tiếp cận chung về vấn đề này cho thấy ông và chính quyền Mỹ không hề nghĩ đến tình hình thực tế. Ngay cả khi Nga và Arab Saudi cùng bắt tay đi đến thỏa thuận cắt giảm 10 triệu thùng/ngày, phản ứng của giá dầu sẽ không đáng kể và chỉ diễn ra trong ngắn hạn. 

Hiện tại, các chuyên gia hàng đầu về thị trường dầu mỏ như Vitol, Trafigura và Goldman Sachs đang cảnh báo về sự sụt giảm của tổng nhu cầu từ 20 triệu thùng/ngày trở lên. 

Các công ty khu vực hạ nguồn đang cắt giảm sản xuất khi nhu cầu từ ngành công nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới sụt giảm trầm trọng. Việc phong tỏa ở hơn một nửa các quốc gia trên thế giới làm tổn thương nhu cầu về dầu, khí đốt và các loại năng lượng khác. 

Việc Nga - Saudi cắt giảm hơn 10 triệu thùng/ngày không phải là một giải pháp thực sự và thậm chí nó có thể khiến thị trường phản ứng tiêu cực. Khi việc cắt giảm sản lượng không thể khiến giá dầu tăng, tâm lí sợ hãi trên thị trường có thể chạm mức cao lịch sử, khiến giá dầu giảm xuống mức dưới 10 USD/thùng trong những tuần tới.

Có khả năng cuộc họp sắp tới của OPEC và các đồng minh sẽ không thuận lợi vì các mục tiêu đặt ra hoàn toàn không rõ ràng. Arab Saudi, được hỗ trợ bởi Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, đã đề xuất một cuộc họp khẩn cấp đối với không chỉ các thành viên OPEC + mà còn tất cả các quốc gia sản xuất dầu. 

Điều đó nghĩa là Mỹ có tư cách tham dự và có thể là một trong những quốc gia phải buộc cắt giảm sản lượng nếu thỏa thuận được thông qua. Tuy nhiên khi xem xét lĩnh vực ngành dầu khí của Mỹ, có thể nhận thấy chính quyền Washington và các nhà khai thác dầu khí của không hề trên cùng một con thuyền. 

Việc Washington có thể kiểm soát hoặc thậm chí buộc các nhà sản xuất phải cắt giảm sản lượng, thậm chí thông qua luật pháp, là điều hoàn toàn không có khả năng. 

Ngay cả khi đại diện của bang Texas đồng ý cắt giảm, khó có thể bắt ép các công ty dầu mỏ tuân thủ vì kinh tế thị trường tự do là nền tảng của xã hội và kinh doanh Mỹ.

Mối đe dọa lớn thứ hai tại cuộc họp sắp tới là Arab Saudi dường sẽ không thay đổi chiến thuật hiện tại. Mục tiêu của vương quốc là lấy lại thị phần, buộc Nga phải ngồi vào bàn họp và đưa các nhà sản xuất ngoài OPEC như Mỹ phải tham gia vào kế hoạch cắt giảm. 

Một số quan chức Saudi tuyên bố sẵn sàng thảo luận về một thỏa thuận mới nhưng chỉ trong điều kiện mọi quốc gia đều phải chịu một phần trách nhiệm cắt giảm sản xuất, không chỉ riêng Saudi, Nga và UAE. 

Còn đối với Nga cho đến nay vẫn chưa có động thái rõ ràng. Tổng thống Putin luôn bày tỏ thiện chí về việc tham gia cuộc họp vì rất có thể, Nga sẽ xem xét hợp tác với Mỹ nếu Washington đồng ý chấm dứt các lệnh trừng phạt đối với nước này. 

Tuy nhiên điều này không quan trọng bằng mối quan hệ bền chặt với Saudi và OPEC trong tương lai vì những cơ hội hợp tác hấp dẫn với Arab Saudi trong khi ông Trump còn chưa chắc giữ được chiếc ghế tổng thống trong cuộc tái bầu cử năm nay.

Trong khi mọi sự tập trung đổ dồn về Washington, Riyadh và Moscow trong ngày tới, việc thuyết phục tất cả các quốc gia còn lại đồng ý cắt giảm cũng rất quan trọng. 

Hiện tại, việc thuyết phục một danh sách lớn các quốc gia độc lập tham gia vào kế hoạch này dường như không khả thi vì các quốc gia như Libya, Iran, Iraq, Brazil và Canada không có ý định cắt giảm sản xuất. Điều này càng tăng thêm sự chắc chắn cuộc họp của OPEC có thể sẽ thất bại

Mối lo ngại thực sự trên thị trường tại thời điểm này nên là tâm lí và kì vọng. Sau khi tweet của ôngTrump trích dẫn việc cắt giảm 10 - 15 triệu thùng/ngày, giá dầu đã tăng phi mã. 

Kết thúc giao dịch tuần này, thị trường năng lượng không có nhiều2 biến động nhưng cuộc họp OPEC + sắp tới có thể sẽ khiến thị trường trở nên hỗn loạn. Mối lo này, kết hợp với nhu cầu sụt giảm liên tục, có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với thị trường dầu vào tuần tới.

Giải pháp ngắn ngắn hạn hợp lí nhất đối với của OPEC +, đặc biệt là Riyadh và Moscow, là không tung ra bất cứ chiêu trò nào thêm: không tăng sản lượng và chờ đợi Mỹ và các quốc gia ngoài OPEC lấp đầy kho dự trữ dầu để giảm nguồn cung. 

Nếu OPEC + cắt giảm mà không có sự trợ giúp của các quốc gia khác, việc này sẽ mất đòn bẩy trong tương lai và thị trường vẫn có thể sụp đổ.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/gia-xang-dau-tuan-toi-cuoc-hop-opec-kho-co-the-thanh-cong-tham-chi-khien-thi-truong-them-lung-loan-20200405224742036.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/