Giá tiêu hôm nay 29/3: Tiếp tục đi ngang, cao su biến động nhẹ

Giá tiêu hôm nay (29/3) ổn định tại các tỉnh trọng điểm trong nước. Theo ghi nhận, mức giá cao nhất hiện là 66.000 đồng/kg. Đối với cao su, giá kỳ hạn tiếp tục biến động trái chiều không quá 0,5% trong phiên sáng nay.

Xem thêm: Giá tiêu hôm nay 30/3

Cập nhật giá tiêu

Giá tiêu trong nước

Theo khảo sát, giá tiêu đồng loạt đi ngang tại các tỉnh trọng điểm trong nước.

Ghi nhận cho thấy, thị trường nội địa đang thu mua hồ tiêu trong khoảng 63.500 - 66.000 đồng/kg.

Trong đó, Gia Lai có mức giá là 63.500 đồng/kg. Đây cũng là mức thấp nhất ở thời điểm hiện tại. Nhỉnh hơn là Đồng Nai với mức giá 64.000 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông đang thu mua hồ tiêu với chung mức giá 64.500 đồng/kg.

Tương tự, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước và Bà Rịa - Vũng Tàu lần lượt ổn định tại mức 65.500 đồng/kg và 66.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg)

Đắk Lắk

64.500

-

Gia Lai

63.500

-

Đắk Nông

64.500

-

Bà Rịa - Vũng Tàu

66.000

-

Bình Phước

65.500

-

Đồng Nai

64.000

-

Giá tiêu thế giới

Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) ngày 28/3 (theo giờ địa phương), giá tiêu thế giới so với ngày 27/3 như sau:

- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.637 USD/tấn, tăng 0,58%

- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.950 USD/tấn, không đổi

- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 4.900 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 27/3

Ngày 28/3

% thay đổi

Tiêu đen Lampung (Indonesia)

3.616

3.637

0,58

Tiêu đen Brazil ASTA 570

2.950

2.950

0

Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA

4.900

4.900

0

- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.131 USD/tấn, tăng 0,57%

- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi

Tên loại

Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn)

Ngày 27/3

Ngày 28/3

% thay đổi

Tiêu trắng Muntok

6.096

6.131

0,57

Tiêu trắng Malaysia ASTA

7.300

7.300

0

Ghi nhận từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong tháng 2/2023 cho thấy, lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2021.

Theo đó, xuất khẩu hạt tiêu sang hầu hết các thị trường truyền thống đều tăng trưởng ở mức cao trong tháng 2/2023, ngoại trừ hai thị trường Mỹ và Đức.

Đáng chú ý, xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan ghi nhận mức tăng từ 3 đến 4 con số.

Bảng thống kê số liệu cũng cho thấy, trong hai tháng đầu năm 2023, xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường Mỹ, Ấn Độ, Đức, Anh giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, xuất khẩu sang thị trường Mỹ ghi nhận mức giảm 27,6% về lượng và 39,9% về trị giá; Ấn Độ giảm 20,9% về lượng và 44,5% về trị giá; Đức giảm 51,2% về lượng và 61,3% về trị giá; tương tự, xuất khẩu hạt tiêu sang Anh cũng giảm 19,2% về lượng và 29,4% về trị giá.

Ngược lại, xuất khẩu hạt tiêu sang các thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập,… lại ghi nhận mức tăng từ 2 đến 3 con số, theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Ảnh: Bình An

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su kỳ hạn giao tháng 4/2023 đạt mức 203,4 yen/kg, tăng 0,39% (tương đương 0,8 yen/kg) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h15 (giờ Việt Nam).

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 4/2023 được điều chỉnh xuống mức 11.800 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,13% (tương đương 15 nhân dân tệ) so với giao dịch trước đó.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhập khẩu 448,41 nghìn tấn cao su tổng hợp (HS 4002), trị giá 1,06 tỷ USD, ứng với mức tăng 13,7% về lượng và tăng 33,7% về trị giá so với năm 2021.

Ghi nhận cho thấy, Nga, Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan và Đức chính là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó, ngoại trừ Hà Lan, nhập khẩu cao su tổng hợp của Thổ Nhĩ Kỳ từ các thị trường này đều tăng khá so với năm 2021.

Bên cạnh đó, cơ cấu thị trường cung cấp cao su tổng hợp cho Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2022 cũng có sự thay đổi.

Cụ thể, thị phần cao su tổng hợp của các thị trường Nga, Đài Loan, Đức trong tổng nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ được ghi nhận tăng; trong khi thị phần của các quốc gia Hà Lan, Hàn Quốc, Italy, Mỹ lại giảm.

Song, mặt hàng cao su tổng hợp của Việt Nam mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ, thấp hơn so với các nước cạnh tranh trực tiếp.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/gia-tieu-hom-nay-293-tiep-tuc-di-ngang-cao-su-bien-dong-nhe-2023328214425725.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/