Giá than châu Á chạm đỉnh hơn 13 tháng vì ùn tắc lớn tại các cảng

Giá than nhiệt của châu Á lên mức cao nhất kể từ 2016, nhờ nhu cầu tại Trung Quốc tăng cao và việc bốc dỡ hàng bị trì hoãn tại Indonesia làm gia tăng tình trạng ùn tắc tại các cảng than lớn.

gia than chau a cham dinh hon 13 thang vi un tac lon tai cac cang Giá than Trung Quốc giảm vì chính phủ nới lỏng việc hạn chế nhập khẩu
gia than chau a cham dinh hon 13 thang vi un tac lon tai cac cang
Công nhân làm việc tại mỏ than tại ngoại ô Đường Sơn, Trung Quốc. Ảnh: REUTERS/Jason Lee/File Photo.

Giá giao ngay đối với than từ Newcastle, Australia đã tăng gần 15% từ mức thấp nhất vào tháng 11 năm ngoái, sau khi Trung Quốc nới lỏng việc hạn chế nhập khẩu để đáp ứng lượng nhiên liệu thiếu hụt cho mùa đông.

gia than chau a cham dinh hon 13 thang vi un tac lon tai cac cang

“Nguyên nhân đằng sau việc nới lỏng hạn chế nhập khẩu là để đảm bảo nguồn cung than cho các nhà máy, vì một số nhà máy điện đốt than tại miền đông đang hoạt động với dự trữ than ở mức tối thiểu”, ông Zhang Xiaojin, chuyên gia phân tích than tại Everbright Futures, cho biết

Động thái của Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc dựa trên một chương trình khí hóa đầy tham vọng của chính quyền Bắc Kinh nhằm thay thế than bằng khí đốt tại các hộ gia đình và nhà máy.

Giới giao dịch cho biết nhu cầu tăng mạnh từ Ấn Độ cũng góp phần hỗ trợ giá than, chạm đỉnh ở mức 105,65 USD/tấn trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (3/1), mức cao nhất kể từ tháng 11/2016.

“Ấn Độ đang mua nhiên liệu trong suốt quý I/2018. Điều này nghĩa là tình trạng thiếu hụt sẽ không kết thúc sớm”, một nhà giao dịch than cho biết.

gia than chau a cham dinh hon 13 thang vi un tac lon tai cac cang

Ùn tắc nghiêm trọng

Việc ùn tắc tại cảng nhập khẩu trên khắp Trung Quốc và việc bốc dỡ hàng hóa bị trì hoãn ở các cảng tại đảo Kalimantan của Indonesia, một trong những khu vực khai thác than nhiệt lớn nhất thế giới, đã khiến thị trường thắt chặt hơn.

“Khó khăn trong việc bốc dỡ tại Kalimantan là hậu quả của những trận mưa lớn. Điều này gây ra tình trạng thay thế nguồn cung của các đơn hàng sang nguồn từ Newcastle (Australia), đẩy giá than tại đây tăng cao”, một thương lái cho biết.

Sự tắc nghẽn bắt đầu vào cuối năm 2017 và đang trở nên tồi tệ hơn.

Dữ liệu xuất nhập khẩu của Thomson Reuters Eikon chỉ ra, khoảng 100 chiếc tàu lớn đang chờ để được dỡ than tại bờ biển của Kalimantan, hầu hết là tại Samarinda và Taboneo. Thậm chí, một số tàu chở hàng đã phải chờ kể từ tháng 10 năm ngoái.

Ngoài ra, nhiều tàu hơn đang chờ để dỡ than tại Trung Quốc, nơi khoảng 400 – 500 tàu chở hàng cỡ lớn đang chờ bên ngoài Thượng Hải/Ninh Ba và Trực lệ, với cảng Thiên Tân, cảng Caofeidian, Qinhuangdao và Bayuquan.

gia than chau a cham dinh hon 13 thang vi un tac lon tai cac cang
Hình ảnh ùn tắc các chuyền tàu chở than.

Theo Reuters, con số này đã tăng từ khoảng 300 tàu chờ bên ngoài cả tại cảng Trung Quốc và Australia để bốc hoặc dỡ hàng vào cuối năm 2017.

Các chuyên gia phân tích dự báo những điều kiện thắt chặt thị trường sẽ tiếp tục cho tới Tết Nguyên đán, bắt đầu vào tháng 2.

“Tình trạng ùn tắc và trì hoãn bên phía nguồn cung đã đẩy giá tăng cao. Chúng tôi nhận thấy điều này sẽ hỗ trợ giá than cho tới Tết Nguyên đán, đặc biệt là tại Trung Quốc và Ấn Độ”, ông Shirley Zhang, chuyên gia phân tích hàng đầu về thị trường than châu Á tại công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, nhận định.

Tuy nhiên, bà Zhang cho biết thêm trong dài hạn, giá than sẽ giảm dần vì Trung Quốc có thể triển khai việc hạn chế nhập khẩu một lần trước, hướng tới mức 69 USD/tấn vào năm 2021 đối với than từ Newcastle.

“Nhìn chung, nhân tố tăng trưởng nhu cầu than tại châu Á đã chuyển từ Trung Quốc sang Ấn Độ và Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam”, bà nói.

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/gia-than-chau-a-cham-dinh-hon-13-thang-vi-un-tac-lon-tai-cac-cang-42204.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/