[Gateway 2017] 5 năm nữa, lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam sẽ tốt hơn 10 lần so với bây giờ

Lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam đang là một trong những ngành đang chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ. Tuy nhiên, vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực này vẫn còn là câu hỏi lớn cần lời giải đáp. 

"Bơm tiền" vào lĩnh vực công nghệ đang là xu hướng của nhiều nhà đầu tư nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang bùng nổ.

Câu hỏi "Cơ hội đầu tư vào lĩnh vực công nghệ của Việt Nam trong 5 năm tới sẽ nằm ở đâu?" được đưa ra trong buổi thảo luận tại sự kiện Gateway to Vietnam 2017 do CTCP Chứng khoán Sài Gòn tổ chức.

Phiên thảo luận này được điều phối bởi ông Marco Breu, Giám đốc McKinsey Việt Nam, các diễn giả bao gồm ông Trần Việt Hùng sáng lập viên của Got it, ông Lê Hồng Việt giám đốc công nghệ công tin của FPT, ông Trần Ngọc Thái Sơn CEO của Tiki, và ông Nguyễn Quốc Minh, chủ tịch của Concung đã đưa ra góc nhìn về những rào cản và cơ hội của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ 5 năm tới.

gateway 2017 5 nam nua linh vuc cong nghe tai viet nam se tot hon 10 lan so voi bay gio

Theo ông Trần Việt Hùng sáng lập viên của Got it, hiện nay hai xu hướng công nghệ đang rất "hot" trên thế giới là trí tuệ nhân tạo (AI) và blockchain đang là tâm điểm của dư luận cũng như các nhà đầu tư. Đối với AI, công nghệ này đã được cả thế giới công nhận và đang được nghiên cứu để áp dụng rộng rãi đối với nhiều sản phẩm máy móc, phương tiện.

Còn đối với blockchain, tuy vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi về lợi ích cũng như rủi ro đến từ công nghệ này nhưng đây cũng sẽ là cơ hội để chúng ta thu hút các kỹ sư Việt Nam tận dụng làn sóng đó để tạo ra thay đổi cơ bản.

Ông Nguyễn Quốc Minh, chủ tịch của Concung cho rằng xu hướng phát triển thương mại điện tử ở cũng đang phát triển lớn mạnh trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng với sự góp mặt cạnh tranh của các hãng lớn như Lazada, Adayroi, Tiki... Vì vậy, ngành này cũng được cho là sẽ thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư. Nếu chúng ta đón được làn sóng này sẽ tạo ra các công ty tỷ USD. Vấn đề là làm thế nào đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Trong 5-7 năm tới, thương mại tại Việt Nam sẽ lên đến 15 - 20 tỷ USD và bán lẻ sẽ là lĩnh vực rất hấp dẫn, vấn đề là chúng ta tận dụng xu hướng này như thế nào.

Nhằm tạo điều kiện cho các ngành công nghệ phát triển cũng như thúc đẩy doanh nghiệp áp dụng công nghệ trong sản xuất thì không thể thiếu khung chính sách khuyến khích từ chính phủ. Singapore là một trong những ví dụ điển hình. Chính phủ quốc gia này liên tục tạo điều kiện phát triển công nghệ, thậm chí có những công ty công nghệ thành lập mà không cần giấy phép miễn là quy mô của họ đủ lớn và đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định nào đó.

CEO Tiki, ông Trần Ngọc Thái Sơn cho biết trên thực tế chính phủ cũng đã rất cởi mở đối với các công ty công nghệ cũng như thương mại điện tử. Điển hình như công ty chỉ mất 3 tháng để có được giấy phép bán sản phẩm bảo hiểm online. Chính phủ đã sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ Tiki rất nhiều. Đây chính là tín hiệu tích cực để Việt Nam dễ dàng thu hút các nhà đầu tư. Ông Sơn cho rằng, tương lai 5 năm nữa, lĩnh vực công nghệ nước nhà sẽ tốt hơn 10 lần so với bây giờ.

gateway 2017 5 nam nua linh vuc cong nghe tai viet nam se tot hon 10 lan so voi bay gio
CEO Tiki ông Trần Ngọc Thái Sơn (giữa)

Đại diện của FPT, ông Lê Hồng Việt cho biết tổ chức ông đã lập một quỹ dành cho start up. "Chúng ta cần có chính sách rõ ràng hơn trong chính sách đầu tư".

Trên thực tế nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang tìm giải ngân nhưng nhiều khi họ không tìm được công ty thực sự tốt. Ở đâu có cơ hội tốt thì họ sẽ hướng vào thị trường đó. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các start-up cần xem xét xem sản phẩm của mình đã thực sự đạt chất lượng hay chưa? Không dừng lại ở đó, sản phẩm của các doanh nghiệp đạt yêu cầu, nhà đầu tư còn xem xét thị trường mà họ đầu tư có tiềm năng và có nhiều cơ hội hay không? Vì vậy, vấn đề về khung pháp lý cũng đóng vai trò quan trọng quyết định dòng vốn đầu tư đổ về Việt Nam.

Liệu Việt Nam có thể trở thành "tay chơi" về công nghệ hàng đầu hay không?

Tại Việt Nam, các công ty đang chứng kiến bước chuyển mình rõ rệt trong việc áp dụng công nghệ vào trong sản xuất trong những năm gần đây.

Ông Lê Hồng Việt, giám đốc công nghệ của FPT cho biết tập đoàn đã làm việc với nhiều đối tác quốc tế không chỉ về vấn đề nhân sự mà còn áp dụng công nghệ vào môi trường kinh doanh, sử dụng công nghệ để tăng năng suất. Như vậy, điều này sẽ tạo nên môi trường sinh thái cho các start-up để phát triển. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc áp dụng công nghệ trong môi trường kinh doanh rất quan trọng nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn. Do chi phí nhân công ở Việt Nam rất rẻ nên các công ty có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào lao động giá rẻ thay vì đầu tư vào công nghệ.

Luôn có một lối mòn hình thành trong suy nghĩ của nhiều doanh nghiệp rằng "Đầu tư vào công nghệ là rất tốn kém". Tuy nhiên, chính lối mòn này này đã tạo nền sức ì trong doanh nghiệp. Câu chuyện của Uber và Grab là 2 bài học đắt giá trong ngành giao thông vận tải ở Việt Nam. Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công cho họ chính là việc đầu tư công nghệ trong khi các hãng taxi và xe ôm truyền thống vẫn đi theo lối mòn xưa cũ, làm ăn theo kiểu cũ và phần nào họ cũng đã thấy được cái giá của việc "ngại thay đổi". Thế nhưng, nói qua cũng phải nói lại, nhiều doanh nghiệp mặc dù muốn đầu tư công nghệ để tăng năng suất và hiệu quả quản lý nhưng bản thân họ vẫn không biết nên bắt đầu từ đâu và rất mơ hồ về cách thức áp dụng công nghệ. Nhưng bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp gần đây đã thành công trong việc áp dụng cảm biến vào trong dây chuyền sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với lĩnh vực tài chính, các doanh nghiệp đã triển khai nhanh chóng các công nghệ hỗ trợ do những công nghệ này giá thành khá rẻ và rất sẵn.

Đau đầu chất lượng nhân sự

Câu trả lời cho câu hỏi "Liệu Việt Nam có trở thành "tay chơi" trong lĩnh vực công nghệ hay không?" còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó phải kể đến nhân tài. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn còn thiếu nhiều chuyên gia đầu ngành về công nghệ. Chúng ta cần rất nhiều nhân tài quay trở lại Việt Nam để thúc đẩy sự sáng tạo của giới trẻ.

Về mặt công nghệ, nó không chỉ là con số. Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử phát triển công nghệ, có những "gã khổng lồ" như Instagram, Facebook tạo ra những giá trị vô cùng lớn từ những con số rất nhỏ. Họ khởi đầu với lượng nhân sự rất ít nhưng họ tạo ra giá trị hàng tỷ USD.

Điểm mẫu chốt ở đây là tuy số lượng kỹ sư của họ rất ít những chất lượng và trình độ của những kỹ sư này rất tốt. Quay trở lại Việt Nam, mỗi năm nước ta có hàng trăm ngàn sinh viên lĩnh vực công nghệ tốt nghiệp và gặp khó khăn trong tìm việc làm. Trong khi đó, trên thực tế chúng ta chỉ cần khoảng vài chục nghìn sinh viên thực sự có năng lực để tạo nên bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ nước nhà.

Ông Nguyễn Quốc Minh, chủ tịch của Concungcho rằng các doanh nghiệp có thể tuyển dụng những sinh viên mới tốt nghiệp hoặc những kỹ sư chưa thực sự xuất sắc rồi đào tạo lại. Tuy nhiên, ý kiến khác lại phản biện rằng quá trình đó lại tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Thay vào đó, các công ty nên học hỏi bài học kinh nghiệm từ các "ông lớn" trên thế giới như Amazon trong việc thu hút nhân tài. Amazon có những chế độ đãi ngộ rất tốt đối với các kỹ sư giỏi. Nếu chúng ta có những chính sách khuyến khích những kỹ sư giỏi thì từ một người giỏi đó sẽ thu hút rất nhiều những nhân tài khác đến với công ty. Như ở Google, nếu những người giỏi đó biết cách phân chia công việc cho những người khác và hỗ trợ họ thì kiến thức và kỹ năng sẽ lan tỏa rộng hơn từ đó tạo ra nhiều kỹ sư giỏi cho công ty hơn.

Việc đào tạo kỹ sư hiện nay cũng đã có nhiều cải tiến, trong đó sinh viên dễ dàng tiếp cận với kiến thức thông qua các khóa học trực tuyến và không nhất thiết phải dành 3-5 năm để hoàn thiện chương trình học như bây giờ. Đồng thời, công nghệ còn giúp cá nhân hóa các chương trình học, phù hợp với từng học viên, tạo môi trường khuyến khích sáng tạo cho họ.

gateway 2017 5 nam nua linh vuc cong nghe tai viet nam se tot hon 10 lan so voi bay gio Start-up nhận 4 tỷ USD để thách thức 'gã khổng lồ' Alibaba

Một trong những start-up công nghệ lớn và nhận nhiều vốn nhất Trung Quốc vừa tiếp nhận thêm 4 tỷ USD trong vòng đầu tư ...

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/gateway-2017-5-nam-nua-linh-vuc-cong-nghe-tai-viet-nam-se-tot-hon-10-lan-so-voi-bay-gio-36190.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/