EVFTA ngành rau quả: Cam kết thuế quan của EU đối với rau quả Việt Nam

Trong EVFTA, EU cam kết xóa bỏ thuế với các mặt hàng rau củ quả của Việt Nam theo 4 nhóm.

Theo Cẩm nang doanh nghiệp "EVFTA và Ngành Rau quả Việt Nam" do Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI và Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội (HPA) biên soạn, cụ thể gồm:

- Xóa bỏ tất cả các loại thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với phần lớn dòng thuế rau quả (514/547 dòng, tương đương 94% tổng số dòng);

- Xóa bỏ thuế tính theo tỷ lệ phần trăm trị giá hàng hóa (thuế suất X% giá trị lô hàng) ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực nhưng vẫn giữ thuế tuyệt đối (thuế X euro/đơn vị khối lượng) (ký hiệu là "A+EP") với 24/547 dòng thuế rau quả (tương đương khoảng 4% số dòng thuế rau quả, chủ yếu là nhóm trái cây như cam, quýt, chanh, nho, mơ, đào... và nước nho ép).

Chú ý: Thuế tuyệt đối trong các trường hợp này được xác định theo hệ thống giá đầu vào mà EU áp dụng theo Biểu thuế chung được quy định tại Quy tắc thực thi Ủy ban (EU) số 543/2011 ngày 7/6/2011 (Quy tắc này quy định chi tiết các quy tắc áp dụng Quy định Hội đồng (EC) số 1234/2007 đối với hoa quả và rau và sản phẩm chế biến hoa quả và rau).

- Cắt giảm thuế dần về 75 EUR/tấn từ năm 2025 trở đi (R75) cho một dòng thuế có mã HS 08039010 - Chuối, trừ chuối lá, tươi. 

Cụ thể, mức thuế quan áp dụng đối với sản phẩm này cho từng năm cụ thể như sau:

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

- Áp dụng hạn ngạch thuế quan với ba loại sản phẩm rau quả như dưới đây, với mức thuế trong hạn ngạch là 0%:

Sản phẩm

Mức hạn ngạch

Tỏi

Tỏi tươi hoặc đông lạnh (HS 07032000): 400 tấn/năm.

Ngô ngọt

Ngô ngọt, trừ loại có đường kính lõi từ 8 mm trở lên nhưng không quá 12 mm (HS 07104000A): 5.000 tấn/năm.

Ngô ngọt đã chế biến hoặc bảo quản bằng giấm hoặc axit acetic (Zea mays var. saccharata), trừ loại có đường kính lõi từ 8 mm trở lên nhưng không quá 12 mm (HS 20019030A): 5.000 tấn/năm.

Ngô ngọt đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic, không đông lạnh (Zea mays var. saccharata), trừ loại có đường kính lõi từ 8 mm trở lên nhưng không quá 12 mm (HS 2005.80.00A): 5.000 tấn/năm.

Nấm

 

Nấm thuộc chi Agaricus đã bảo quản tạm thời (HS 07115100): 350 tấn/năm

Nấm đã chế biến hoặc bảo quản bằng giấm hoặc axit acetic (HS 20019050): 350 tấn/năm

Nấm thuộc chi Agaricus, đã bảo quản tạm thời hoặc được nấu chín hoàn toàn bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic (HS 20031020): 350 tấn/năm

Nấm thuộc chi Agaricus, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic – loại khác (HS 20031030): 350 tấn/năm

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Rau quả là một trong những nhóm sản phẩm mà EU vẫn duy trì mức thuế MFN cao. EU thường áp thuế MFN cao đối với các sản phẩm nông nghiệp và thấp đối với các sản phẩm công nghiệp.

Mức thuế MFN trung bình của EU năm 2020 đối với các sản phẩm rau quả là: 

8,7% đối với các sản phẩm rau tươi và sơ chế Chương 07;

6,67% đối với các sản phẩm quả tươi và sơ chế Chương 08;

17,71% đối với các sản phẩm rau quả chế biến Chương 20.

EU cũng đang cho hưởng thuế GSP đối với các sản phẩm rau quả đến từ một số nước đang và kém phát triển (trong đó có Việt Nam).

Mặc dù vậy, mức thuế GSP trung bình của EU năm 2020 đối với các sản phẩm rau quả vẫn được đánh giá là tương đối cao, cụ thể:

5,91% đối với các sản phẩm rau tươi và sơ chế Chương 07;

4,49% đối với các sản phẩm quả tươi và sơ chế Chương 08;

12,96% đối với các sản phẩm rau quả chế biến Chương 20.

Đọc toàn văn Cẩm nang Doanh nghiệp EVFTA và Ngành rau quả Việt Nam tại đây

Đường dẫn bài viết: https://vietnambiz.vn/evfta-nganh-rau-qua-cam-ket-thue-quan-cua-eu-doi-voi-rau-qua-viet-nam-2021040412502925.htm

In bài biết

Bản quyền thuộc https://vietnambiz.vn/